Định giá sản phẩm trong trường hợp đặc biệt:

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty tnhh thuận dư.doc (Trang 93 - 96)

- Bên cạnh những thuận lợi đó thì doanh nghiệp cũng gặp không

b.Định giá sản phẩm trong trường hợp đặc biệt:

Trong tình hình kinh tế hội nhập như hiện nay, không phải công ty nào cũng có thể đưa ra giá bán một cách chính xác. Việc định giá bán một cách

hợp lý tùy thuộc rất nhiều vào thị trường. Cùng một sản phẩm, cùng một thời kỳ nhưng sản phẩm bán ra ở doanh nghiệp này thì khác so với ở doanh nghiệp khác. Vì thế việc định giá bán còn tùy thuộc vào sự thỏa mãn của cả hai bên trong việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sản xuất hàng loạt.

Có thể kể ra ba trường hợp điển hình, đó là:[4]  Hoạt động trong tình trạng năng lực sản xuất dôi thừa.  Hoạt động trong điều kiện khó khăn về thị trường.  Hoạt động trong tình trạng cạnh tranh đấu thầu.

Ở các trường hợp như trên, giá bán thực tế có thể thấp hơn giá bán thực tế trên thị trường. Vì thế đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự nhạy bén và sáng suốt trong việc đưa ra mức giá hợp lý, vừa thỏa mãn các điều kiện mà khách hàng đưa ra, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho công ty.

Khảo sát tại công ty TNHH Thuận Dư, trong tháng 12/2010, tình hình sản xuất thuận lợi, khối lượng đá sản xuất tăng cao. Trong tháng, công ty nhận được một lời đề nghị của một đối tác bán sản phẩm đá 1x2 với khối lượng 1.000 m3 và kèm theo các điều kiện sau:

Giá bán là 100.000 đồng/m3

Phí vận chuyển hàng tới kho của đối tác là 1.000.000 đồng.

Trong tháng 12/2100 việc sản xuất sản phẩm, công ty phải bỏ ra các chi phí sau:

o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16.073 đồng.

o Chi phí nhân công trực tiếp: 2.517 đồng.

o Chi phí sản xuất chung khả biến: 53.405 đồng.

Trong khi đó giá bán hiện tại của sản phẩm đá 1x2 được bán trên thị trường là 136.364 đồng/m3

Mục tiêu của công ty khi bán thêm 1.000 m3 đá sẽ thu được lợi nhuận là 20.000.,000 đồng.

Giá bán trong trường hợp này là bao nhiêu và công ty có nên ký kết hợp đồng hay không? Biết thị phần của công ty không bị ảnh hưởng khi tiêu thụ thêm 1.000 m3

này.

Phân tích

Giá bán thấp nhất trong trường hơp này phải bù đắp các yếu tố chi phí sau: Chi phí khả biến đơn vị: 73.362 đồng.

Chi phí vận chuyển đơn vị: 1.000 đồng/m3 (1.0001.000.000) Lợi nhuận: 20.000 đồng ( 000 . 1 000 . 000 . 20 ) Chi phí bất biến đã được bù đắp hết: 0 đồng.

Vậy giá bán thấp nhất trong trường hợp này là: 73.362 + 1.000 + 20.000 = 93.362 đồng/m3.

Mà giá bán theo yêu cầu của khách hàng là 100.000 đồng/m3.

Kết luận: Với giá bán 93.362 đồng/m3, công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra và thỏa mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng. Vì vậy hợp đồng được ký kết.

 Phần 1 của chương 2 giới thiệu về tình hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thuận Dư. Qua đó thấy được những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

 Phần 2 đi sâu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư, tập trung vào những nội dung chính sau:

 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại công ty.

 Tính toán các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty.

 Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong tổ chức và điều hành tại công ty.

Từ đó nắm bắt kịp thời những tồn tại và nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra những nhận xét và kiến nghị trong chương 3.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty tnhh thuận dư.doc (Trang 93 - 96)