BẢNG 04: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc (Trang 43 - 48)

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 10.150.000 10.150.000

BẢNG 04: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN

ĐVT: VND

CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04TUYỆT ĐỐI TUYỆT ĐỐI

TƯƠNG

ĐỐI(%) TUYỆT ĐỐI

TƯƠNG ĐỐI(%) ĐỐI(%)

I. Nợ ngắn hạn 310 23.824.425.754 26.725.946.145 30.638.326.052 2.901.520.391 12,18 3.912.379.907 14,64

1. Vay ngắn hạn 311 19.245.598.411 17.642.637.516 15.820.715.188 -1.602.960.895 -8,33 -1.821.922.328 -10,33 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312

3. Phải trả cho người bán 313 2.203.573.028 6.673.589.960 11.408.026.348 4.470.016.932 202,85 4.734.436.388 70,94 4. Người mua trả tiền trước 314 1.460.682.856 1.530.150.792 1.231.659.763 69.467.936 4,76 -298.491.029 -19,51 4. Người mua trả tiền trước 314 1.460.682.856 1.530.150.792 1.231.659.763 69.467.936 4,76 -298.491.029 -19,51 5. Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước 315 111.508.729 280.232.619 -406.280.358 168.723.890 151,31 -686.512.977 -244,98

6. Phải trả công nhân viên 316 753.319.113 502.291.837 2.415.580.203 -251.027.276 -33,32 1.913.288.366 380,91 7. Các khoản phải trả phải nộp 7. Các khoản phải trả phải nộp

khác 318 49.743.617 97.043.421 168.624.908 47.299.804 95,09 71.581.487 73,76 II. Nợ dài hạn 320 33.203.532.039 25.826.652.925 18.369.074.192 -7.376.879.114 -22,22 -7.457.578.733 -28,88 1. Vay dài hạn 321 33.203.532.039 25.826.652.925 18.369.074.192 -7.376.879.114 -22,22 -7.457.578.733 -28,88 III. Nợ dài hạn khác 330 533.600.665 2.042.696.469 2.752.800.214 1.509.095.804 282,81 710.103.745 34,76 1. Chi phí phải trả 331 533.600.665 2.042.696.469 2.752.800.214 1.509.095.804 282,81 710.103.745 34,76 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 22.099.117.94 2 19.693.089.758 20.696.179.64 9 -2.406.028.184 -10,89 1.003.089.891 5,09 I. Nguồn vốn quỹ 410 21.904.084.862 19.653.963.033 20.763.770.458 -2.250.121.829 -10,27 1.109.807.425 5,65

1. Nguồn vốn kinh doanh 411 21.396.567.108 18.806.567.108 20.006.567.108 -2.590.000.000 -12,10 1.200.000.000 6,38

2. Quỹ đầu tư phát triển 414 306.282.978 306.282.978 3.062.852.978 2.756.570.000 900,01

3. Quỹ dự phòng tài chính 415 173.580.042 172.780.042 172.780.042 -800.000 -0,46 0 0,00

4. Lợi nhuận chưa phân phối 416 27.654.734 368.332.905 278.140.330 340.678.171 1231,90 -90.192.575 -24,49

II. Nguồn kinh phí 420 195.033.080 39.126.725 -67.590.809 -155.906.355 -79,94 -106.717.534 -272,75

1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 195.033.080 39.126.725 -67.590.809 -155.906.355 -79,94 -106.717.534 -272,75

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430

79.660.676.40

0 74.288.385.297 72.456.380.107 -5.372.291.103 -6,74 -1.832.005.190 -2,47

☺ Biến động nợ ngắn hạn:

Nợ ngắn hạn năm 2003 là 23.824.425.754 đồng đến năm 2004 đã tăng thêm 2.901.520.391đồng tương ứng 12,18% và tăng tiếp 3.912.379.907 đồng tương ứng 14,64%. Chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục phải trả người bán. Năm 2004 Xí nghiệp phải trả người bán là 6.673.589.960 đồng đã tăng so với năm 2003 là 4.470.016.932 đồng tương ứng 202,85% và năm 2005 xí nghiệp phải trả người bán là 11.408.026.348 đồng so với năm 2004 tăng 4.734.436.388 đồng tương ứng 70,94% do trong năm 2004 và 2005 xí nghiệp đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm mới trang thiết bị với tổng số vốn khá lớn. Để duy trì số vốn hoạt động ổn định cho xí nghiệp. Trong quá trịnh mở rộng quy mô này xí nghiệp cũng đã dự trữ thêm nhiều hàng tồn kho, cụ thể là thành phẩm tồn kho đang đợi khách hàng đến nhận theo hợp đồng. Nhằm bình ổn giá cả in ấn và tăng tính cạnh tranh trên thị trường nên xí nghiệp tăng cường việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.

+ Xét khoản vay ngắn hạn năm 2003 là 19.245.598.411đồng, đến năm 2004 đã giảm xuống 1.602.960.895 đ tương ứng 8,33% còn 17.642.637.516 đồng; đến năm 2005 vay ngắn hạn tiếp tục giảm 1.821.922.328 đồng tương ứng 10,33% còn 15.820.715.188 đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng của xí nghiệp cho thấy khả năng tự chủ về tài chính càng về sau càng tốt và tiết kiệm phần nào chi phí lãi vay.

+ Xét khoản người mua trả tiền trước năm 2004 tăng so với năm 2003 là 69.467.936 đồng tương ứng 4,76%. Khoản này đã làm tăng nguồn vốn của xí nghiệp, có được điều này là do xí nghiệp có uy tín trên thương trường và khách hàng sẵn sàng ứng trước chi phí in ấn. Tuy nhiên đến năm 2005 người mua trả tiền trước giảm xuống 298.491.029 đồng tương ứng 19,51%. Mặc dù vậy xét về mặt giá trị thì khoản mục này vẫn còn cao trên một tỷ đồng. Điều này thể hiện hoạt động hiệu quả và chiếm được lòng tin của khách hàng liên tục các năm qua.

+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2004 tăng so với năm 2003 là 168.723.890 đồng tương ứng 151,31% nhưng đến năm 2005 thì giảm xuống 686.512.977 đồng tương ứng 244,98% do xí nghiệp dự trữ nguồn nguyên vật liệu lớn và còn được khấu trừ qua năm sau.

+ Phải trả công nhân viên cũng có một vài biến động. Năm 2004 phải trả công nhân viên giảm xuống 251.027.276 đồng tương ứng 33,32% nhưng qua năm 2005 lại tăng vọt lên đến 2.418.580.203 đồng, tức là tăng 1.913.288.366 đồng tương ứng 380,91%.

+ Các khoản phải trả khác tăng liên tục từ 49.743.617 đồng năm 2003, đến 97.043.421 đồng năm 2004 tức tăng 47.299.804 đồng tương ứng 95,09%; và tăng thành 168.624.908 đồng tức là tăng 71.581.487 đồng tương ứng 73,76% biểu hiện đơn vị đang thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và phải đi chiếm dụng của các tổ chức khác.

☺ Biến động nợ dài hạn:

So với năm 2003, khoản nợ dài hạn năm 2004 giảm xuống 7.376.879.114 đồng tương ứng 22,22% và tiếp tục giảm 7.457.578.733 đồng tương ứng 28,88% năm 2005. Chủ yếu là do khoản vay dài hạn giảm cho thấy xí nghiệp dùng ngày càng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu của mình đầu tư vào máy móc thiết bị bảo đảm cho quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài, đồng thời đi đến thanh toán dứt điểm các khoản nợ tồn đọng góp phần nâng cao uy tín của mình đối với các đối tác kinh doanh.

* Nguồn vốn chủ sở hữu :

So với năm 2003, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 là 19.693.089.758 đồng đã giảm về giá trị một lượng là 2.406.028.184 đồng tương ứng 10,89% nhưng đến năm 2005 thì tăng lên thành 10.696.179.649 đồng tức là tăng 1.003.089.891đồng tương ứng 5,09%. Nguồn vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng chủ yếu của khoản mục nguồn vốn kinh doanh. Năm 2004 nguồn vốn kinh doanh giảm một lượng là 2.590.000.000 đồng tương ứng 12,1% và tăng lên 1.200.000 đồng tương ứng 6,38% trong năm 2005. Mặc dù năm 2004 nguồn vốn kinh doanh có giảm xuống là biểu hiện xấu của xí nghiệp chứng tỏ xí nghiệp kinh doanh giảm hiệu quả và thu hẹp quy mô hoạt động nhưng qua năm 2005 tình hình được cải thiện rõ rệt thể hiện đơn vị đã ra sức cố gắng nhằm đưa hoạt động của xí nghiệp ngày càng đi lên. Một biểu hiện đáng mừng khác của nguồn vốn chủ sở hữu là sự tăng lên của lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2003 lợi nhuận chưa phân phối là 27.654.734 đồng qua năm 2004 tăng lên vượt bậc thành 368.332.905 đồng tức là tăng 340.678.171 đồng tương ứng 1.231,9% và năm 2005 là 278.140.330 đồng so với năm 2004 có giảm đi 90.192.575 đồng tương ứng 24,49% nhưng vẫn còn ở mức cao chứng tỏ lợi nhuận của xí nghiệp đã bước lên tầm cao mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5 Tình hình phân bổ vốn và nguồn vốn: 1.5.1 Tình hình phân bổ vốn (Bảng 05):

Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản năm 2004 giảm 6,74% so với năm 2003 và năm 2005 giảm 2,47% so với năm 2004. Đây là dấu hiệu cho thấy xí nghiệp đang có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm vào năm 2005. Tỷ trọng này năm 2004 có tăng lên 4% so với năm 2003 nhưng bước qua năm 2005 đã giảm đi 3,68% chỉ còn 23,31% so với quy mô chung. Nguyên nhân chính là do tỷ trọng hàng tồn kho giảm 8,2% trong năm 2005 chỉ còn 11,36%. Đây là điều đáng mừng vì nó giúp xí nghiệp giảm bớt phần vốn bị ứ đọng dưới hình thức hàng tồn kho. Tuy nhiên vẫn còn một phần vốn bị ứ đọng dưới hình thức các khoản phải thu. Tỷ trọng các khoản phải thu tăng 0,58% vào năm 2004 và tăng 1,71% vào năm 2005.

* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: giảm 4% vào năm 2003 và qua năm 2005 tăng lên 3,68% nhưng vẫn thấp hơn năm 2003. Tương ứng với sự thay đổi của khoản mục này là sự biến động của tài sản cố định. Năm 2003 tỷ trọng tài sản cố định đạt 76,95% cao nhất trong 3 năm, sau đó giảm xuống 4,22% còn 72,73% năm 2004 và qua năm 2005 tỷ trọng này tăng lên 3,85% đạt 76,58%.

Nhận xét:

Những phân tích bên trên cho ta thấy kết cấu vốn lưu động so với tài sản cố định của xí nghiệp là tương đối tốt và kết cấu này có khả năng ổn định trong thời gian tới.

1.5.2 Tình hình phân bổ nguồn vốn (Bảng 06):

* Nợ phải trả: ta nhận thấy khoản mục nợ phải trả qua 3 năm đều trên 70%, đây là tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản. Trung bình trong 100 đồng nguồn vốn thì có 72 đồng nợ vào năm 2003, 73 đồng nợ vào năm 2004 và 71 đồng nợ vào năm 2005. Tỷ trọng này thể hiện phần lớn nguồn vốn của xí nghiệp đang được đầu tư bằng các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn và phải trả lãi vay rất cao. Năm 2005 trong 1 đ vốn thì có 0,42 đồng vay ngắn hạn và 0,25 đồng vay dài hạn. Qua đó cho thấy trong các năm qua xí nghiệp đã bị thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh nên đã tăng cường đi vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài.

* Nguồn vốn chủ sở hữu: trong năm 2003 chiếm 27,74%, năm 2004 chiếm 26,51% và năm 2005 chiếm 28,56% trong tổng nguồn vốn của xí nghiệp. Tỷ trọng này ở 3 năm đều dưới 39% trong tổng tài sản, chủ yếu là do sự thay đổi của nguồn vốn quỹ. Nguồn vốn quỹ chiếm 27,50% vào năm 2003, chiếm 26,46% vào năm 2004 và chiếm 28,66% vào năm 2005. Tỷ trọng này đạt cao nhất vào năm 2005 cho thấy xí nghiệp đang cố gắng nỗ lực nhằm làm tăng tỷ trọng nguồn vốn của mình không chỉ trong hiện tại mà còn trong những năm sắp tới.

Nhận xét:

Qua phân tích ta thấy kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đang trong tình trạng mất cân đối và có khả năng xảy ra những sự cố về tài chính. Đồng thời kết cấu này cũng thể hiện xí nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chủ động vốn cho mọi hoạt động: thanh toán, sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị,…Do đó xí nghiệp cần phải định hướng đầu tư đúng đắn cho nguồn vốn của mình trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc (Trang 43 - 48)