II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1. Kế hoạch quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án thì Chủ đầu tư trực tiếp hoặc giao cho Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án soạn toàn bộ kế hoạch quản lý chất lượng dự án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1.1.1. Tổng quan
a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; b) Căn cứ soạn thảo;
c) Thẩm quyền phát hành và sửa đổi kế hoạch quản lý chất lượng chất lượng dự án.
1.1.2. Mục tiêu chính sách quản lý chất lượng
a) Mục đích b) Mục tiêu
c) Chương trình quản lý
d) Biện pháp để đạt được mục tiêu
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quản lý chất lượng dự án
a) Xác định giới hạn;
b) Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng dự án;
c) Trách nhiệm của từng cá nhân trong sơ đố tổ chức.
1.1.4. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng
a) Kế hoạch quản lý chất lượng;
b) Hồ sơ quản lý chát lượng công trình; c) Hội họp và lập báo cáo;
d) Phiếu yêu cầu nghiệm thu đối với chủ đầu tư/nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
đ) Phiếu yêu cầu nghiệm thu đối với các công tác ngoài công trường; e) Kế hoạch kiểm tra.
1.1.5. Quản lý vật liệu, thiết bị lắp đặt tại công trình
a) Quy định về việc mua, nhập mua vật liệu và thiết bị; b) Kiểm tra hạn sử dụng vật liệu, thiết bị;
1.1.6. Bản vẽ sử dụng trong thi công xây dựng
a) Yêu cầu chung; b) Thiết kế kỹ thuật;
c) Thiết kế bản vẽ thi công/thiết kế chi tiết; d) Bản vẽ hoàn công.
1.1.7. Biện pháp thi công
a) Phương pháp và biện pháp thi công;
b) Danh mục hồ sơ nghiệm thu và kiểm tra; c) Quy trình kiểm tra;
d) Báo cáo kết quả thí nghiệm kiểm tra.
1.1.8. Quản lý công tác thí nghiệm
a)Yêu cầu đối với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ngoài công trường;
b) Yêu cầu đối với Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng tại hiện trường;
c) Quy trình kiểm tra, thí nghiệm;
d) Các công tác xây dựng cần thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm tương ứng.
1.1.9. Nghiệm thu
a) Kế hoạch nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận-giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình.
b) Công tác trắc địa;
c) Quy trình nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận -giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình va công trình;
d) Thử nghiệm tại hiện trường.
1.2. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình
1.2.1. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình
Kế hoạch quản lý chất lượng công trình được thiết lập để thực thi trong dự án nhằm đảm bảo các hạng mục công trình đều đáp ứng yêu cầu của hợp đồng xây dựng và được thực hiện theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình của nhà nước Việt Nam.
1.2.2. Hồ sơ quản chất lượng công trình.
Các hồ sơ, số liệu ghi chép, thư tín và công tác chọn lựa thầu phụ đều được thiệt lập như đã đề cập trong kế hoạch quản lý chất lượng dự án kiểm soát chất lượng các hạng mục chung. Phương pháp quản lý này giúp kiểm soát chất lượng công việc thông qua các danh mục nghiệm thu, bảng báo cáo công tác không đạt yêu cầu và các biện pháp khắc phục ... Biểu mẫu của các bảng báo cáo và phương pháp khắc phục này được để cập tương tự trong Kế hoạch quản
1.2.3. Tổ chức cuộc họp và lập báo cáo.
Các cuộc họp sẽ được tổ chức trong thời gian thực thi dự án như đã đề cập trong Kế hoạch quản lý chất lượng dự án và kết quả cuộc họp sẽ được thông báo đến các thành viên tham dự và các cá nhân liên quan.
Báo cáo chất lượng công trình sẽ được đề cập trong báo cáo tháng và trình nộp cho Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án xem xét vào mỗi đầu tháng
1.2.4. Yêu cầu nghiệm thu.
Nhà thầu thi công xây dựng phải gửi yêu cầu nghiệm thu đến chủ đầu tư/Nhà thầu giám sát thi công xây dựng trong vòng 24 giờ trước khi cho tiến hành nghiệm thu công trình.
Kỹ sư giám sát công trường phải hướng dẫn kỹ sư thi công cách ghi chú mẫu yêu cầu nghiệm thu cho mỗi giai đoạn thi công. Các hồ sơ ghi chép liên quan đến công tác hướng dẫn và danh sach tham dự huấn luyện phải được lưu giữ.
1.2.5. Yêu cầu nghiệm thu ngoài công trường thi công.
Đề nghị nghiệm thu cho các công tác thí nghiệm ngoài công trường dự án phải được thông báo đến Tư vấn bằng văn bản và danh mục nghiệm thu phải tuân theo nhưng quy tắc trong hợp đồng.
1.2.6. Kiểm tra
Chủ đầu tư phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng dự án nói chung và chất lượng công trình xây dựng nói riêng, đồng thời kiểm tra cả về các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động. Ban quản lý dự án/Nhà thầu quản lý dự án và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn, môi trường đối với các nhà thầu tổng thầu/nhà thầu chính cũng như các nhà thầu phụ.