II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng 1 Khái niệm vè đảm bảo chất lượng
3.3. Phạm vi đảm bảo chất lượng
Phạm vi đảm bảo chất lượng có thể bao gồm các công việc sau:
3.3.1. Thiết kế chất lượng : quyết định chất lượng cần thiết cho sản phẩm bao gồm cả việc xét duyệt thiết kế sản phẩm và loại trừ các chi tiết không cần thiết.
3.3.2. Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất và kiểm soát tồn kho.
3.3.3. Tiêu chuẩn hóa
3.3.4. Phân tích và kiểm soát các quá trình sản xuất. 3.3.5. Kiểm tra và xử lý các sản phẩm có khuyết tật. 3.3.6. Giám sát các khiếu nại và kiểm tra chất lượng.
3.3.7. Quản lý thiết bị và lắp đặt nhằm đảm bảo các biện pháp an toàn lao động và thủ tục, phương pháp đo lường.
3.3.8. Quản lý nguồn nhận lực: phân công, giáo dục, huấn luyện và đào tạo.
3.3.9. Quản lý các tài nguyên bên ngoài.
3.3.10. Phát triển công nghệ: phát triển các sản phẩm mới, quản lý nghiên cứu và phát triển và quản lý công nghệ.
3.3.11. Chẩn đoán và giám sát: thanh tra các hoạt động kiểm soát chất lượng va giám sát các nguyên công kiểm soát chất lượng.
Ngày nay, quan điểm về đảm bảo chất lượng đã thay đổi, người ta coi một sản phẩm được làm ra phải phù hợp với các đặc tính và phải kiểm tra cách thưc chế tạo ra sản phẩm, theo dõi chúng được dùng như thế nào đồng thời phải có dịch vụ hậu mãi thích hợp. Đảm bảo chất lượng còn được mở rộng ra đến độ tin cậy của sản phẩm vì trừ một số sản phẩm khi thiết kế đã chú ý đến việc đè ra các biện pháp tiêu hủy, nói chung sản phẩm nào cũng đòi hỏi sử dụng lâu bền.