Sơ đố tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng các bộ phận, cá nhân

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P5 (Trang 67 - 71)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

2. Lập hệ thống quản lý chất lượng

2.2.1. Sơ đố tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng các bộ phận, cá nhân

dựng, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng các bộ phận, cá nhân này trong công tác giám sát thi công xây dựng công trình, bao gồm :

a) Kỹ sư phụ trách bộ phận giám sát thi công tại công trường,

Là người phụ trách toàn quyền do nhà thầu giám sát thi công xây dựng cử đến với các trách nghiệm cụ thể đặt ra như sau: đặt ra các trình tự giám sát và các chế độ có liên quan. Công tác cụ thể của kỹ sư giám sát trưởng chủ yếu là:

- Giữ gìn quan hệ mật thiết với chủ đầu tư;

- Xác định cơ cấu giám sát công trình và chức năng các nhân viên;

- Quan hệ với người phụ trách các nhà thầu xây dựng, xác định các vấn đề phối hợp công tác và các tài liệu cần cung cấp;

- Soạn thảo đề cương và trình tự giám sát từng công tác xây dựng; - Giúp chủ công trình kiểm tra các điều kiện khởi công;

- Xác định nhà thầu phụ mà nhà thầu chính chọn;

- Thẩm tra danh mục vật liệu và thiết bị (chủng loại, quy cách, chất lượng ) do nhà thầu thi công xây dựng đề xuất;

- Đôn đốc, kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng thi công xây dựng công trình và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;

- Kiểm tra sự phù hợp chất lượng vật liệu ,cấu kiện và thiết bị với yêu cầu của hợp đồng ;

- Kiểm tra biện pháp an toàn phòng cháy, nổ;

- Kiểm tra tiến độ công trình và chất lượng thi công, nghiệm thu công việc, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và toàn bộ công trình, ký chứng từ thanh toán;

- Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng thi công xây dựng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;

- Cung cấp cho chủ đầu tư tất cả các tài liệu phân tích về đền bù và tranh chấp, đề xuất ý kiến có tính quyết định về phía giám sát ;

- Giúp chủ đầu tư tổ chức thực hiện nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng với sự tham gia của các nhà thầu thi công xây dựng cung ứng thiết bị, nhà thầu thiết kế (nếu chủ đầu tư yêu cầu );

- Giúp chủ đầu tư lập hồ sơ hoàn thành công trình ;

- Đưa ra chủ trương đối với vấn đề kỹ thuật quan trọng;

- Đôn đốc, chỉnh lý văn bản hợp đồng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật; - Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho chủ đầu tư;

b). Kỹ sư giám sát chuyên nghành là người chấp hành cụ thể của người kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận thi công giám sát tại công trình. Công tác chủ yếu là từ chuyên nghành của mình xem xét nhà thầu thi công xây dựng có làm theo thiết kế hay không, có thi công theo yêu cầu của hợp đồng hay không, đồng thời kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng có làm theo các nghĩa vụ mà hợp đồng quy định hay không.

Kỹ sư giám sát chuyên nghành còn có tác dụng cầu nối giữa kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công tại công trường với các kỹ sư giám sát khác. Vì vậy, kỹ sư giám sát chuyên ngành có tác dụng vô cùng quan trọng trong công tác giám sát hiện trường thi công.

Dưới sự ủy thác và yêu cầu của kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công, kỹ sư giám sát chuyên ngành có thể đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ chức trách dưới đây:

- Phối hợp công tác với các nhà thầu thi công xây dựng, kiểm tra chi tiết kế hoạch thi công, kiểm tra tất cả các chỉ thị cần thiết của kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát thi công đã tới các nhà thầu thi công xây dựng chưa;

- Kiểm tra toàn bộ sự phù hợp yêu cầu vật liệu mà công trình với hợp đồng, kiểm tra vật liệu đưa vào hiện trường khi cần thiết;

- Kiểm tra và ra yêu cầu sửa chữa các khuyết tật (nếu có) của thiết bị công nghệ, vật tư, vật liệu trong thi công;

- Kiểm tra sự phù hợp định vị cao độ, vị trí các hạng mục công trình với thiết kế và yêu cầu hợp đồng;

- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng làm rõ một số chi tiết của công tác trên khi cần thiết;

- Tình khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán;

- Bảo quản tất cả các ghi chép về trắc đạc và thí nghiệm, theo dõi tiến độ thực tế;

- Cung cấp tất cả các kênh quan hệ tranh chấp và bồi thường thiệt hại, cung cấp tình hình sự thật có liên quan;

- Kiểm tra công trình đã hoàn thành;

- Theo quy định thời gian, báo cáo với kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận

c) Các kỹ sư, nhân viên giám sát khác

Đối với các công trình quy mô lớn rất cần các kỹ sư, nhân viên giám sát khác. Họ làm việc dưới quyền Kỹ sư giám sát chuyên ngành. Công tác cụ thể của họ chủ yếu là:

- Luôn nắm chắc tin tức tiến triển toàn diện của công trình, kịp thời báo cáo kỹ sư giám sát chuyên ngành;

- Thường xuyên đi xem xét công trình, ghi chép chi tiết tình hình triển khai.

Các kỹ sư, nhân viên giám sát có tác động rất quan trọng đối với việc làm tốt công tác giám sát hiện trường công trình. Họ có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót của nhà thầu, để có thể giảm nhẹ công việc của kỹ sư giám sát chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P5 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(93 trang)