Hệ thống báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ tại Việt Nam.pdf (Trang 63 - 66)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY AIA VIỆT NAM:

2.3 Hệ thống báo cáo tài chính

2.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Về nội dung: đề nghị thay đổi và sắp xếp lại một số chỉ tiêu trên báo cáo cho hợp lý và thống nhất với hệ thống tài khoản như đưa chỉ tiêu Dự phòng phí, dự phòng toán học (mã số 08) trên nhóm doanh thu xuống nhóm chi phí cùng với chỉ tiêu Dự phòng bồi thường.

- Về phương pháp lập:

+ Giữ nguyên phương pháp lập đối với các chỉ tiêu doanh thu + Thay đổi phương pháp lập một số chỉ tiêu chi phí như sau:

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm (đây là khoản giảm trừ chi phí bồi thường của công ty) – Mã số 17: thay vì lấy số liệu từ bên Nợ của TK 13141 “Phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm” ta sẽ lấy trực tiếp từ bên Có của TK 6244“Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái bảo hiểm” đối ứng Nợ TK 13141.

Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn – Mã số 19: số liệu để đưa lên chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của các TK 624184 và 624344 đối ứng với bên Nợ TK 33514 (trước đây ta phải lấy số liệu từ bên Nợ TK 33514 đối ứng với bên Có TK 6241 và 6243)

Tăng (giảm) dự phòng bồi thường – Mã số 20: trong trường hợp tăng dự phòng bồi thường (tức là phải trích bổ sung vào chi phí) số liệu sẽ được lấy trực tiếp từ bên Nợ các TK 624183 và 624343 thay cho việc phải lấy số liệu từ bên Có của TK 33513. Đối với trường hợp giảm dự phòng bồi thường, thì số liệu sẽ

được lấy từ bên Có của các TK chi phí tương ứng và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.

Tăng (giảm) dự phòng phí, dự phòng toán học – Mã số 21: số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đối với trường hợp tăng là số trích bổ sung căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 624181, 624341 “ Dự phòng phí” hoặc Nợ TK 624182, 624342 “Dự phòng toán học” thay cho trước kia ta phải lấy từ bên Có TK 33511 hoặc 33512, và ngược lại cho trường hợp giảm dự phòng.

Số trích dự phòng dao động lớn trong năm – Mã số 22: thay cho việc lấy số liệu từ bên Có TK 33514, ta sẽ lấy số liệu trực tiếp từ bên Nợ các TK 624184 và 624344

(Mẫu báo cáo xin xem phụ lục 7).

2.3.2 Thuyết minh báo cáo tài chính

Hiện tại theo chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm thì các chỉ tiêu sau đây cần phải được trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là: chỉ tiêu chi phí kinh doanh theo yếu tố; tình hình tăng giảm tài sản cố định; tình hình đầu tư; các khoản phải thu và nợ phải trả; và tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Theo tôi nên bỏ chỉ tiêu đầu tiên của phần thuyết minh báo cáo tài chính là chỉ tiêu “Chi phí kinh doanh theo yếu tố” và thay thế bằng “Báo cáo chi tiết chi kinh doanh bảo hiểm”. Trong báo cáo này ta sẽ phản ánh chi tiết các chỉ tiêu chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm như:

- Chi bồi thường

- Chi trả tiền bảo hiểm - Chi hoa hồng năm thứ nhất - Chi hoa hồng năm tái tục - Chi hoa hồng trả một lần - Dự phòng phí chưa được hưởng - Dự phòng toán học

- Dự phòng bồi thường - Dự phòng dao động lớn

- Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Việc trình bày các chỉ tiêu chi phí này trên phần thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp cho người đọc có được sự nhận xét chính xác hơn về tình hình kiểm soát chi phí của công ty đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh “báo cáo chi tiết chi kinh doanh bảo hiểm”, tôi đề nghị bổ sung thêm “báo cáo chi tiết thu kinh doanh bảo hiểm” để phản ánh chi tiết các chỉ tiêu doanh thu liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty. Thông qua các chỉ tiêu doanh thu này, người đọc có thể đánh giá được tình hình kinh doanh thực tế của công ty trong thời gian vừa qua và khả năng phát triển của công ty khi so sánh với các công ty khác.

Ngoài ra tôi cũng đề nghị bổ sung thêm “báo cáo chi tiết hoạt động đầu tư tài chính” để phản ánh tình hình thu nhập và chi phí của các hoạt động đầu tư tài chính của công ty. Việc trình bày chi tiết thu nhập và chi phí của từng hoạt động đầu tư nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn khách quan về tình hình đầu tư của công ty và khả năng sinh lợi từ các hoạt động đầu tư tài chính. Khi đó công ty sẽ gặp thuận lợi trong việc tung ra các hợp đồng bảo hiểm mà bên cạnh quyền lợi được bảo hiểm, chủ hợp đồng còn được chia lãi từ các hoạt động đầu tư của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ tại Việt Nam.pdf (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)