4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
2.2.4. Phương pháp trích lập và hạch toán dự phòng nợ khó đòi:
Hiện nay vẫn chưa có chuẩn mực kế toán riêng để trình bày về dự phòng nợ khó đòi, các quy định liên quan đến dự phòng nợ khó đòi chỉ được tìm thấy trong QĐ15/2006/QĐ-BTC và TT13/2006/TT-BTC.
2.2.4.1. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC:
Trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC đã đề cập một số nội dung liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi như sau:
- Định nghĩa: Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các
khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiếu lần nhưng vẫn chưa thu được;
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
- Điều kiện để xác định các khoản phải thu khó đòi:
+ Số tiền phải thu được theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
47
+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nơ v.v...
- Phương pháp hạch toán:
+ Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với những doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, tính toán và lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi.
- Tài khoản sử dụng để phản ánh là TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” và 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
2.2.4.2. Thông tư 13/2006/TT-BTC:
Để làm rõ về việc lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, ngày 27/2/2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 13/2006/TT-BTC, với các nội dung liên quan đến dự phòng bao gồm:
- Định nghĩa : tương tự như trong QĐ15/2006/QĐ-BTC
- Mức trích lập:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Riêng đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; con nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án vv... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
48