Bên cạnh các quy định trong chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực, còn có các quy định trong hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay.pdf (Trang 56 - 58)

4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

2.3.1.3. Bên cạnh các quy định trong chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực, còn có các quy định trong hệ thống tài khoản kế toán

thực hiện chuẩn mực, còn có các quy định trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất:

Đây là một đặïc điểm khá riêng biệt của Việt Nam, bên cạnh các chuẩn mực mang tính nguyên tắc còn có hệ thống tài khoản kế toán thống nhất. Các hướng dẫn về dự phòng trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất sẽ giúp dễ dàng áp dụng trong thực tế và giúp thống nhất trong công tác kế toán.

2.3.2. Tồn tại:

Bên cạnh các ưu điểm nói trên, liên quan đến dự phòng, các quy định hiện hành còn tồn tại một số vấn đề sau:

2.3.2.1. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn:

1. Về chuẩn mực kế toán:

Hiện nay Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính để giải quyết đầy đủ định nghĩa, phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư. Việc giải quyết chỉ được tìm thấy trong QĐ15/2006/QĐ -BTC và TT13/ 2006/TT- BTC. Thiếu chuẩn mực kế toán sẽ không giải quyết một cách thoả đáng về nguyên tắc liên quan đến dự phòng.

2. Điều kiện lập dự phòng:

- Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và thông tư 23/2005/TT-BTC chỉ cho phép lập dự phòng các chứng khoán đầu tư được mua, bán trên thị trường. Điều này dẫn đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính có thể sẽ vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Bởi lẽ, có nhiều trường hợp các chứng khoán do doanh nghiệp nắm giữ bị giảm giá nhưng do không thuộc nhóm chứng khoán niêm yết, nên sự sụt giảm này không được ghi nhận và trình bày trên BCTCù.

57

- Chưa đưa ra được hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá cho các chứng khoán niêm yết như thời gian xác định giá giao dịch nếu ngày 31/12 rơi vào ngày nghỉ.

3. Không tách bạch giữa cổ phiếu và trái phiếu:

Trong các quy định chỉ dùng thuật ngữ chung chung là chứng khoán. Thật ra, trong chứng khoán có 2 loại chính là cổ phiếu và trái phiếu.

- Đối với cổ phiếu có thể dựa vào giá trên thị trường như đã nêu ở phần trên. - Đối với trái phiếu chưa có quy định nào đề cập đến việc hướng dẫn đối với trái phiếu.

- Chưa cho phép sự vận dụng giá hợp lý để định giá cho một số khoản đầu tư. Việc chỉ quan tâm đến giảm giá để lập dự phòng mà không quan tâm đến sự tăng giá đối với các chứng khoán dễ dàng chuyển hóa thành tiền là phương pháp định giá không phù hợp với thông lệ quốc tế. Thật vậy, theo chuẩn mực IAS 39, do một số các khoản đầu tư doanh nghiệp nắm giữ với ý định bán ngay và dễ dàng chuyển hóa thành tiền, vào cuối thời khóa thông thường sẽ không tiến hành lập dự phòng mà sẽ đánh giá theo giá hợp lý. Điều dó có nghĩa cần quan tâm sự tăng giá cũng như giảm giá (tương tự ngoại tệ).

2.3.2.2 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn:

- Tương tự như dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, hiện nay ở Việt Nam chưa có chuẩn mực riêng để quy định và hướng dẫn đối với dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

- Không hướng dẫn cụ thể về cơ sở xác định giá đối với chứng khoán không niêm yết. Thật vậy, theo thông tư 13/2005/TT-BTC thì những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng, điều này dẫn tới vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

58

- Không tách bạch giữa cổ phiếu và trái phiếu. Các khoản đầu tư dài hạn bao gồm trái phiếu và cổ phiếu mà phương pháp xác định giá trị có thể thực hiện làm cơ sở trích lập dự phòng đối với 2 loại này không giống nhau. Thế nhưng, quy định hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết về phương pháp tính toán đối với từng loại chứng khoán.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay.pdf (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)