Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex).doc (Trang 96 - 97)

III. Một số giải pháp mở rộng thị trờng xuất khẩu cho Vinatex

5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

James L.Hages đã viết: “Không còn là vấn đề chúng ta muốn hay chúng ta nên phát triển tài nguyên nhân sự... Phát triển tài nguyên nhân sự là vấn đề sống còn của xã hội chúng ta”. Nh vậy, nếu có một đội ngũ công nhân lành nghề và một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi sẽ đảm bảo cho Vinatex một sự phát triển lâu dài và bền vững. Hiện nay Vinatex cũng đang phải đối mặt với vấn đề lao động, để đáp ứng đợc nguồn lao động chất lợng cao cho tơng lai Vinatex và các đơn vị thành viên cần:

- Đầu t hơn nữa vào các trờng dạy nghề của mình nh đầu t vào cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị giảng dạy cho phù hợp với trình độ của công nghiệp sản xuất may mặc đang đợc sử dụng trong các doanh nghiệp để sau khi đợc đào tạo các học viên có thể thích nghi ngay với môi trờng làm việc thực tế.

- Tăng cờng hợp tác đào tạo với các trờng đại học có đào tạo về kỹ thuật dệt may nh đại học Bách Khoa, đại học Mỹ thuật Công nghiệp, đại học kiến trúc để…

đào tạo một đội ngũ kỹ s thực hành, các nhà thiết kế thới trang chất lợng cao. Đồng thời tổ chức cho họ đợc đi đào tạo ở nớc ngoài để tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về công nghiệp thời trang của các nớc trên thế giới.

- Kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các trờng đại học khối kinh tế nh đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Thơng Mại, Đại học Ngoại Thơng trong…

việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và các cán bộ kinh tế cho Vinatex và các đơn vị thành viên. Sau mỗi khoá học hay tập huấn nên cấp chứng chỉ tốt nghiệp và có thể coi đó nh là một trong những tiêu chuẩn để trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý. Trong việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý cần có sự kết hợp hợp lý giữa các lớp cán bộ để đảm bảo cho Vinatex có đợc một đội ngũ cán bộ vừa năng động sáng tạo, vừa giàu kinh nghiệm.

- Thờng xuyên tổ chức đào tạo lại cho các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty để họ nâng cao trình độ năng lực của mình và đồng thời cập nhật kịp thời khoa học kỹ thuật hiện đại để ứng dụng vào trong sản xuất. Trên cơ sở đó làm tăng hiệu quả quản lý và làm tăng năng suất lao động.

- Đa dạng hoá kỹ năng của ngời lao động để đảm bảo cho họ có khả năng thích ứng nhanh với các khâu sản xuất khi có sự điều chỉnh dây truyền sản xuất trong doanh nghiệp, làm cho cơ cấu lao động không bị ảnh hởng khi doanh nghiệp có những biến đổi. Đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp giảm đợc các chi phí phát sinh do những thay đổi trong sản xuất dẫn tới sự chuyển dịch lao động trong doanh nghiệp.

- Hàng năm Vinatex và các doanh nghiệp thành viên nên mở các cuộc thi tay nghề giỏi cgo ngời lao động để họ có thể đợc học những kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất thực tiễn của nhau. Mặt khác nó giúp cho Vinatex có thể phát hiện ra những nhân tài trong nội bộ Tổng công ty, từ đó có những kế hoạch đào tạo, bồi dỡng kịp thời và cụ thể đối với từng lao động.

Khi đó Vinatex sẽ có một đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp lành nghề, có khả năng tạo ra các sản phẩm có chất lợng cao, ít bị sai sót nên sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh hơn trên thị trờng và dễ thâm nhập vào các thị trờng hơn. Một đội ngũ quản lý giỏi, linh hoạt, năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm sẽ giúp cho Vinatex có những chiến lợc cụ thể và những bớc đi vững chắc trong công tác mở rộng thị trờng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex).doc (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w