Mô hình đối tượng của TAPI 3.0

Một phần của tài liệu nghiên cứu và xây dựng hệ thống voice server ứng dụng cho các dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng điện thoại (Trang 37 - 38)

Hình 3.12 Mô hình đối tượng chủ yếu của TAPI 3.0

Đây là mô hình cốt lỗi của TAPI 3.0, có năm đối tượng cốt lỗi là: TAPI, Address, Call, Terminal và CallHub. Ngoài ra còn có thêm các đối tượng cho ứng dụng cuộc gọi trung tâm API. Đối tượng TAPI là đường dẫn vào ứng dụng TAPI 3.0. Nó được tạo qua CoCreateInstance. Từ đối tượng TAPI, một ứng dụng có thể đếm các đối tượng địa chỉ. Đối tượng địa chỉ đáp ứng cho thiết bị hỗ trợ TAPI 2.x được dùng để thực hiện hay nhận cuộc gọi. Ứng dụng có thể tìm kiếm khả năng của mỗi đối tượng địa chỉ để quyết định là ứng dụng sẽ sử dụng địa chỉ nào. Ví dụ, một ứng dụng có thể chỉ quan tâm tới những địa chỉ hỗ trợ giao thức H.323. Trong trường hợp này ứng dụng sẽ đếm tất cả địa chỉ này từ đối tượng TAPI(đối tượng TAPI giữ tất cả các địa chỉ trên máy) sau đó truy xuất giao thức của từng địa chỉ để tìm ra địa chỉ hỗ trợ giao thức H.323.

Đối tượng địa chỉ sở hữu đối tượng cuộc gọi. Đối tượng Call được tạo từ ứng dụng hay chính xác từ TSP. Nói chung, một ứng dụng tạo ra cuộc gọi ra bên ngoài và TSP chịu trách nhiệm nhận cuộc gọi. Đới tượng Address cũng sở hữu những đối tượng Terminal, các Terminal để cho ứng dụng chọn loại và thiết bị truyền thông nào sẽ được sử dụng trên cuộc gọi. Trên một

Chương 3. Cơ sở lý thuyết

máy tính với một card âm thanh sẽ có những đối tượng Terminal tương ứng với loa và tai nghe. Ứng dụng có thể chọn những thiết bị đầu cuối này trên cuộc gọi để chỉ định chúng là nguồn trên cuộc gọi.

Chú ý rằng trong khi những đối tượng Terminal là giống nhau trong phiên bản TAPI trước, chúng không được dẫn xuất từ những Terminal này (TAPI 2.x).

Một phần của tài liệu nghiên cứu và xây dựng hệ thống voice server ứng dụng cho các dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng điện thoại (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w