Mô hình của TAPI 2.x

Một phần của tài liệu nghiên cứu và xây dựng hệ thống voice server ứng dụng cho các dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng điện thoại (Trang 29 - 31)

Mô hình thiết kế TAPI được chia làm hai lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có các lời gọi TAPI khác nhau tùy thuộc vào thiết bị mà từng lĩnh vực sử dụng:

Các thiết bị đường truyền: là mô hình sử dụng đường truyền vật lý điện thoại để gửi và nhận âm thanh và dữ liệu giữa hai địa điểm.

Các thiết bị điện thoại: là mô hình để thực hiện và nhận cuộc gọi.  Line

Trong TAPI, các thiết bị đường truyền thực chất không phải là một đường dây vật lý. Nó như là một đối tượng đại diện cho một đường dây vật lý. Trong các hàm TAPI cung cấp, một chương trình có thể nắm giữ nhiều thiết bị đường truyền, mỗi thiết bị đường truyền này kết nối tới một đường dây vật lý.

Ví dụ, một chương trình TAPI có thể thiết kế để cung cấp âm thanh (gọi điện thoại), fax, liên kết dữ liệu cho người sử dụng. Ứng dụng sẽ định danh ba thiết bị đường truyền. Một là thiết bị âm thanh, hai là thiết bị truyền dẫn fax, ba là thiết bị để gửi và nhận dữ liệu thông qua một modem. Nếu máy tính chỉ có một đường truyền điện thoại vật lý, ứng dụng TAPI sẽ chia sẻ đường truyền này cho cả ba thiết bị đường truyền. Điều này được gọi là quy hoạch động đường truyền.

Chương 3. Cơ sở lý thuyết

Hình 3.7 Mô hình thiết kế TAPI

Vào mỗi thời điểm, ứng dụng TAPI sẽ khởi động một thiết bị đường truyền, nó sẽ yêu cầu đường truyền vật lý. Nếu đường truyền vật lý chưa sẵn sàng, một thông báo sẽ được gửi trả về. Trong một số trường hợp, ví dụ như truyền dẫn fax, ứng dụng có thể “xếp hàng” các yêu cầu để xử lý dần dần.

Nếu có hai đường truyền sẵn sàng, TAPI sẽ điều khiển chúng như chúng yêu cầu. Nếu thiết bị đường truyền thứ ba lúc này cũng gửi yêu cầu thì ứng dụng TAPI sẽ nhận biết rằng không còn đường truyền nào rỗi và sẽ thông báo cho người sử dụng biết.

Phone

Mô hình này cho phép người lập trình dễ dàng tạo ra các “máy điện thoại ảo”. Ví dụ, một máy tính với một card âm thanh, loa và microphone có thể thực hiện được tất cả các chức năng của một điện thoại để bàn. Những “điện thoại ảo” này cũng giống như các thiết bị đường truyền, tức là không cần có sự tương quan 1-1 với đường truyền vật lý. Một máy tính có thể có nhiều thiết bị điện thoại, mỗi thiết bị điện thoại có đặc điểm riêng. Khi “một cuộc gọi thực sự” được yêu cầu, người sử dụng có thể lựa chọn một trong các thiết bị điện thoại, gõ số điện thoại và sau đó ứng dụng TAPI sẽ gán thiết bị điện thoại với một thiết bị đường truyền sẵn có.

Chương 3. Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu và xây dựng hệ thống voice server ứng dụng cho các dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng điện thoại (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w