Phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 theo định hướng sử dụng CH, BT để rèn luyện HS tự học.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học phương pháp dạy học sinh học (Trang 36 - 42)

theo định hướng sử dụng CH, BT để rèn luyện HS tự học.

Phần III Sinh học vi sinh vật gồm 3 chương với 19 bài (sách nâng cao), 12 bài (sách cơ bản).:

+ Chương 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV:

Chương này đề cập đến các kiểu dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất rất đa dạng ở VSV thông qua các quá trình phân giải và tổng hợp các chất, đồng thời cũng nêu lên vai trò của VSV trong thiên nhiên và những ứng dụng của nó đối với đời sống con người.

+ Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của VSV: nói tới sự sinh trưởng

của VSV theo cấp số mũ, qui luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục, nuôi cấy không liên tục, cơ sở của công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ sinh học, đồng thời nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV và các hình thức sinh sản ở VSV.

+ Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm: đề cập tới các dạng virut, sự

nhân lên của virut trong tế bào chủ và mối quan hệ của nó với các sinh vật khác. Đồng thời cũng nói đến các phương thức truyền bệnh của virut, các ứng dụng của virut trong thực tiễn. Cuối cùng là giới thiệu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

Cuối phần III có bài ôn tập về các kiến thức VSV. Cuối mỗi chương đều có các bài thực hành nhằm minh hoạ, củng cố hay phát triển nhận thức của HS.

Cấu trúc nội dung phần III có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau: - 37 - Cấu trúc Hoạt động sống Sinh trưởng và sinh sản Sinh sản của VSV Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV Quá trình phân giải các chất Sinh trưởng của VSV Quá trình tổng hợp các chất – Dinh dưỡng Sinh học vi sinh vật Chuyển hoá vật chất và NL Phân giải ngoại bào: tiết Enzim Phân giải nội bào: hô hấp và lên men Virut

Hoạt động sống: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (sinh sản)

Cấu trúc các loại virut

Trong SGK Sinh học 10, chủ yếu đề cập tới sinh học tế bào nhưng có thêm phần sinh học VSV. Phần này được trình bày ngay sau phần II Sinh học tế bào, thể hiện sự sắp xếp logic trong cấu trúc nội dung. Thực chất Sinh học VSV cũng là Sinh học tế bào vì VSV tồn tại chủ yếu ở dạng đơn bào nhưng đồng thời chúng cũng là những cơ thể. SGK Sinh học 10 đã đề cập đến cấp độ cơ thể nguyên thuỷ là cơ thể đơn bào, vì vậy cần giới thiệu chúng như những cơ thể nhưng khác với phần sinh học cơ thể ở lớp 11 là nghiên cứu cấp cơ thể trên đối tượng là những sinh vật có cơ thể đơn bào.

Trong sinh học tế bào cũng đề cập tới các quá trình sinh lí là chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh sản. Tuy nhiên phần sinh học tế bào đi sâu vào cơ chế chuyển hoá vật chất và cơ ché vận chuyển các chất qua màng tế bào. Phần III chỉ tập trung vào những vấn đề đặc thù của VSV như chuyển hoá vật chất nội bào và ngoại bào, sự sinh trưởng và sinh sản, trong đó sinh trưởng được hiểu là sự tăng số lượng cá thể của quần thể VSV. Mặt khác, phần III còn đề cập đến một dạng vật chất sống là virut và bệnh truyền nhiễm.

Cần chú ý là sự chuyển hoá ở VSV chủ yếu là cơ thể đơn bào nên có những kiến thức tương tự phần II sinh học tế bào. Ví dụ phần hoá tổng hợp ở bài 24 thực chất là phương thức hoá tự dưỡng đặc trưng cho vi khuẩn nêu ở bài 33 nhưng được để ở phần sinh học tế bào vì xem chúng như là một phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào tương đương với hô hấp và quang hợp của tế bào ở cơ thể đa bào.

Phần III sinh học vi sinh vật bao gồm các loại kiến thức sau: Chương Kiến thức khái niệm Kiến thức cơ chế,

quá trình Kiến thức ứng dụng thực tiễn Chương 1: Chuyển hoá vật chất và

VSV, môi trường, kiểu dinh dưỡng, quang tự dưỡng, hoá tự dưỡng,

Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV, Nuôi cấy các VSV khác nhau để tạo ra các sản phẩm phục - 38 - Virut và bệnh truyền nhiễm Virut Bệnh truyền nhiễm

Hoạt động sống: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (sinh sản)

Ứng dụng của virut trong đời sống

Bệnh truyền nhiễm Miễn dịch

năng lượng ở VSV

quang dị dưỡng, hoá dị dưỡng, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men,

quá trình hô hấp, lên men, len men lactic, lên men etylic, quá trình phân giải, tổng hợp các chất: lipit, protein, polysaccarit, axit nucleic, vụ đời sống con người như: sản xuất sinh khối, thu protein đơn bào bổ sung vào thức ăn, thu aa, thu các sản phẩm có hoạt tính sinh học cao… Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của VSV

Sinh trưởng, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục, pha sinh trưởng, sinh sản, phân đôi, nảy chồi, bào tử,

Quá trình sinh trưởng của quần thể VSV, Quá trình sinh sản, phân đôi, nảy chồi, sinh sản bằng bào tử. Sử dụng nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, tia bức xạ, các hoá chất… thích hợp để nuôi cấy VSV có ích hoặc tạo điều kiện bất lợi về các yếu tố trên để kím hãm sự sinh trưởng của VSV và tiêu diệt chúng. Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm Virut, capsit, nucleocapsit, capsome, virut ôn hoà, virut độc, AIDS, HIV, VSV cơ hội, bệnh cơ hội, kí sinh, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào, interferon

Chu trình nhân lên của virut. Cơ chế tác động của miễn dịch đặc hiệu và các loại miễn dịch không đặc hiệu. Sử dụng virut để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người như vacxin, insulin, sử dụng trong công nghệ gen… Nhận biết và biết cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm

Mục tiêu chung của phần III Sinh học VSV:

+ Về kiến thức: Nhằm hình thành những khái niệm sinh học đại cương, những kiến thức cơ bản phổ thông về hình dạng, kích thước tế bào VSV, hiểu biết một số quá trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể đơn bào, các hình thức trao đổi chất và chuyển hoá vật chất đa dạng ở VSV. Những hiểu biết trên là cơ sở để ứng dụng công nghệ VSV để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người, đồng thời góp phần giải thích một số biện pháp kĩ thuật sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ môi trường sống.

+ Về kĩ năng:

- Kĩ năng thực hành: HS tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm, biết làm tiêu bản, quan sát kính lúp, kính hiển vi, biết bố trí một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân một số hiện tượng, quá trình sinh học ở cấp cơ thể đơn bào như lên men…

- Kĩ năng tư duy: HS được tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm, chú trọng phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá..), đặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và thực tiễn đời sống.

- Kĩ năng học tập: HS tiếp tục được phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp…

+ Về thái độ: Sau khi học xong phần sinh học VSV, HS sẽ có niềm tin

tưởng vững chắc hơn vào khả năng nhận thức của con người về bản chất của sự sống, có thái độ đúng, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn vốn gen quí, bảo vệ sức khoẻ, tham gia tích cực vào các phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội...

* Khả năng hình thành NLTH SGK sinh học 10 THPT qua DH phần sinh học VSV.

Dựa vào những phân tích về cấu trúc và nội dung của phần sinh học VSV trên chúng tôi thấy: để hình thành được những khái niệm theo logic phát triển các khái niệm thì cần rèn luyện cho HS kĩ năng sơ đồ hóa, hệ thống hoá. Đối với các kiến thức về cơ chế của một số hiện tượng, quá trình sống và các đặc trưng cơ bản của hoạt động sống ở cấp độ cơ thể đơn bào thì cần rèn luyện cho HS kĩ năng lập dàn ý, lập bảng, vẽ đồ thị, vẽ hình và kĩ năng trình bày trước tập thể.

Hơn nữa, cách biên soạn của SGK mới hiện nay theo hướng giúp HS tự học, tự tìm tòi khám phá với sự trợ giúp của GV, cụ thể :

+ Hệ thống các chương, các bài, các phần trong bài tương đối hợp lí, bảo đảm nguyên tắc hệ thống, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái riêng đến cái chung, khái quát giúp HS có một cái nhìn tổng thể. Kết hợp với phần kiến thức đã học ở phần sinh học tế bào trước đó, HS sẽ dễ dàng hình thành được năng lực hệ thống hoá kiến thức.

+ Các tranh, ảnh, hình vẽ được in màu, dễ quan sát, có tính thẩm mĩ cao làm tăng tính hấp dẫn của môn học góp phần giúp HS học tốt hơn.

+ Phần chủ yếu của các bài học là các hoạt động đề ra cho HS, nêu nhiệm vụ nhận thức hoặc hành động nhưng chưa có lời giải. Do đó, có điều kiện để sử dụng các CH, BT để tổ chức cho HS hoạt động để các em tìm tòi, phát hiện, khám phá những điều phải học, theo mục tiêu của bài, trên cơ sở đó rèn luyện các NLTH SGK.

Vì thế, phần sinh học VSV là một trong những phần nội dung của chương trình môn sinh học THPT có khả năng sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS ở mức độ là diễn đạt được những điều đã thu nhận và xử lí như tự ghi nhớ nội dung, tự tóm tắt, tự sơ đồ hoá, lập bảng, tự tìm ý trả lời CH, BT, tự vẽ hình, vẽ đồ thị…...

Một phần của tài liệu Luận văn cao học phương pháp dạy học sinh học (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w