Biện pháp sử dụng CH,BT rèn luyện NLTH SGK để thu nhận thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học phương pháp dạy học sinh học (Trang 46 - 48)

nhận thông tin.

Để rèn năng lực thu nhận thông tin có thể sử dụng các dạng CH, BT tự học SGK ở nhà hay trên lớp tuỳ vào lượng thông tin cần thu nhận. Với các bài, các mục mà nội dung kiến thức của chúng có sự tiếp nối, liên hệ chặt chẽ với nhau thì cần đưa ra các CH, BT yêu cầu HS đọc lướt các bài, các mục đó để hiểu bài một cách có hệ thống. Những CH, BT này cần được giao cho HS vào cuối mỗi tiết học của bài trước và GV phải thường xuyên kiểm tra việc đọc SGK của HS vào tiết học sau, có như vậy mới tạo được thói quen đọc sách trước khi đến lớp cho HS.

Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho việc học bài 41 và 42- SGK Sinh học 10, GV giao nhiệm vụ cho HS:

Em hãy đọc lướt nhanh bài 41, 42 trang 134- 139, SGK Sinh 10 và trả lời các CH sau:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV?

- Các yếu tố đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của VSV theo những chiều hướng cơ bản nào?

- Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đó sẽ giúp ích gì trong đời sống thực tiễn của con người?

Như vậy, thông qua việc đọc và trả lời nội dung CH trên, GV đã giúp HS có kĩ năng tự mình nắm bắt được thông tin khi đọc lướt đoạn tài liệu vừa giao.

Sau khi nghiên cứu, HS sẽ trả lời được CH:

1. Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV: yếu tố hoá học và yếu tố vật lí.Yếu tố hoá học thì gồm các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Yếu tố vật lí gồm nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, tia bức xạ và áp suất thẩm thấu.

2. Các yếu tố trên ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV theo hướng kích thích hoặc kìm hãm sự sinh trưởng.

3. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ giứp con người chủ động nuôi cấy những VSV có ích trong điều kiện thích hợp, đồng thời kìm hãm hoặc tiêu diệt những VSV có hại.

Với các mục lớn hay nhỏ trong một bài được trình bày chưa rõ ý thì cần

đưa ra các CH, BT để rèn luyện HS biết tìm ra ý chính từ nội dung mục đó. Dạy cho HS kĩ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ tài liệu đã đọc được là điều rất có ý nghĩa trong khâu thu nhận thông tin vì HS không nhất thiết phải nhớ hết thông tin trong SGK mà chỉ cần nhớ những kiến thức trọng

tâm cơ bản nhất. GV đưa ra các CH, BT và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để thực hiện nhiệm vụ đó.

Khi thực hiện được nhiệm vụ đó, HS sẽ xác định được các ý chính, phân biệt được chúng với các ý phụ dùng để minh hoạ cho ý chính. GV yêu cầu HS diễn đạt nội dung chính đọc được, đặt tên đề mục cho phần. Có như thế mới đảm bảo sau khi hoàn thành các CH đặt ra, HS sẽ tách ra được nội dung chính, bản chất, tức là phần nào đó đã tự lĩnh hội được kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy mục III, bài 41, SGK Sinh học 10, GV có thể đưa ra CH sau: - Em hãy nghiên cứu nội dung mục III, SGK trang 139, từ dòng 5↓ - dòng 23↓ và tìm ra ảnh hưởng của một yếu tố không phải là độ ẩm lên sự sinh trưởng của VSV. Yếu tố này cần được đưa ra thành mục IV để dễ phân biệt. - Em hãy đặt tên yếu tố đó?.

- Nêu ảnh hưởng của yếu tố đó lên sự sinh trưởng của VSV?.

Sau khi đọc và nghiên cứu kĩ nội dung, bằng những kiến thức đã học trước đó ở phần II sinh học tế bào, HS sẽ tìm ra được tên yếu tố đó là áp suất thẩm thấu.

Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu là: khi đưa VSV vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào VSV sẽ bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được. Tuy nhiên, có những VSV sống được ở nới có nồng độ muối cao gọi là VSV ưa mặn, có những VSV sinh trưởng bình thường ở môi trường có nồng độ đường cao gọi là các VSV ưa thẩm thấu.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học phương pháp dạy học sinh học (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w