Lựa chọn các dạng CH,BT để rèn luyện NLTH SGK sinh học 10 THPT cho HS.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học phương pháp dạy học sinh học (Trang 42 - 46)

Tuỳ theo nội dung, mục tiêu và tuỳ vào giai đoạn của quá trình dạy học mà lựa chọn các dạng CH, BT phù hợp

2.2.1.1. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10 ở nhà để thu nhận và

xử lí thông tin.

Với những kiến thức nặng về mô tả và liệt kê thì có thể cho HS tự học theo SGK ở nhà trước khi lên lớp. Các CH, BT được chọn thuộc dạng: có những loại nào?, Nó như thế nào?....Khi lên lớp GV chỉ kiểm tra việc hoàn thành các CH, BT của HS và hệ thống lại kiến thức.

Ví dụ: Sau khi học xong bài 33, GV ra CH hướng dẫn HS về nhà học bài 34 như sau:

Để buổi học tới tiến hành có hiệu quả, em hãy dành 1 – 2 giờ cho một số công việc chuẩn bị sau:

Nghiên cứu bài 34, mục I trang 116 -117 SGK và cho biết: 1. Có những quá trình tổng hợp nào ở VSV?

2. Các quá trình đó được diễn ra như thế nào?

2.2.1.2. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10 ở trên lớp để thu nhận

và xử lí thông tin.

Với những kiến thức đòi hỏi phải vận dụng kiến thức trước đó để giải thích nguyên nhân, cơ chế, suy ra mối quan hệ, phân tích tìm ra dấu hiệu bản chất hoặc phải khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức thì GV cần hướng dẫn HS tự nghiên cứu SGK trong giờ học ở trên lớp. Đó là các dạng CH, BT như: Vì sao lại như vậy?. Quá trình đó được diễn ra theo cơ chế nào?. Bản chất của

hiện tượng (sự kiện…..) là gì?. Từ những hiện tượng đã nghiên cứu ta có thể rút ra kết luận thế nào về….?. Điều này có ý nghĩa gì đối với….?. Từ những đặc điểm đã biết, ta thấy chúng giống và khác nhau như thế nào?...

Ví dụ: Khi dạy mục II.1- Tr 128 - SGK Sinh 10, GV có thể sử dụng các CH sau để hướng dẫn HS tự học đồ thị sinh trưởng của VSV:

- Quan sát từng phần của đồ thị và cho biết số lượng tế bào của quần thể biến động như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự biến động như vậy?

- Có thể rút ra kết luận gì từ đồ thị trên?. Nghiên cứu đồ thị này có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống?

2.2.1.3. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10 ở trên lớp nhằm diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lí được.

+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng nêu tóm tắt nội dung

Tóm tắt là ghi lại những ý cơ bản đã được chứng minh, giải thích trong bài đọc. Tóm tắt có nhiều mức độ khác nhau, mức độ lại tuỳ thuộc vào sự đầy đủ khác nhau của nội dung.

Dạng tóm tắt đầy đủ là ghi lại một cách tóm tắt toàn bộ các hiện tượng với đầy đủ mọi tính chất, đặc điểm của nó.Dạng tóm tắt khác đơn giản hơn là ghi tóm tắt những nội dung khó và quan trọng nhất, những nội dung còn lại chỉ ghi dưới dạng đề cương, nêu tên các vấn đề, các trích dẫn...

Ví dụ: Em hãy nghiên cứu bài 45, mục I.1 trang 152, SGK sinh học 10 và nêu tóm tắt nội dung của mục đó?.

+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng lập dàn ý.

Với các bài hoặc một số mục của bài mà nội dung kiến thức được SGK trình bày không theo một trật tự logic nào cả, các ý sắp xếp lộn xộn, HS sẽ khó nhận thức được kiến thức một cách có hệ thống thì cần phải đưa ra các CH, BT hướng dẫn HS lập lại dàn ý cho các bài, mục đó.

Ví dụ: Em hãy nghiên cứu bài 38, mục I trang 127, SGK sinh học 10 và lập dàn ý cho mục đó?

+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng hoàn thành bảng. Dạng này được sử dụng đối với các đặc điểm, quá trình, hiện tượng sinh

học có mối quan hệ logic với nhau hoặc giữa chúng có những điểm giống và khác nhau. Trong phần III sinh học VSV thì có thể lập được các bảng so sánh: môi trường tự nhiên – môi trường tổng hợp – môi trường bán tổng hợp, hô hấp hiếu khí – hô hấp kị khí – lên men, quá trình tổng hợp các chất, quá trình phân giải các chất ở VSV, pha tiềm phát – pha luỹ thừa – pha cân bằng – pha suy vong, nuôi cấy liên tục- nuôi cấy không liên tục, phân đôi- nảy chồi – sinh sản bằng bào tử, sinh sản bằng bào tử vô tính – sinh sản bằng bào tử hữu tính, các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV, lên men lactic – lên men etilic, virut có cấu trúc xoắn – virut có cấu trúc khối – virut có cấu trúc hỗn hợp, virut trần – virut có vỏ ngoài, các giai đoạn xâm nhập của virut vào trong tế bào chủ, virut động vật – virut thực vật – virut kí sinh trên VSV, miễn dịch đặc hiệu – miễn dịch không đặc hiêụ……

Ví dụ: Nghiên cứu nội dung mục III.1, 2 trang 114 SGK Sinh học 10 và hoa thành bảng phân biệt các kiểu chuyển hoá vật chất ở VSV sau?

Hình thức hô hấp Nơi thực hiện Chất nhận e cuối cùng Đặc điểm phân giải các chất hữu cơ Hiệu quả năng lượng Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men.

+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng hoàn thành sơ đồ

Dạng này được sử dụng với các quá trình, cơ chế, hiện tượng, đặc điểm…có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nhất như: các

phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV, các hình thức sinh sản ở VSV các giai đoạn trong quá trình xâm nhập của virut vào tế bào vật chủ..

Ví dụ: Khi dạy mục I1, bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, GV có thể đưa ra BT sau: “Nghiên cứu nội dung mục I.2 - Tr 149- SGK sinh 110 và hoàn thiện các chỗ còn thiếu trong sơ đồ sau?.

+ Dạng CH, BT yêu cầu HS diễn đạt thông tin bằng lập luận logic

Với những kiến thức như giải thích cơ chế, giải thích hiện tượng,

nguyên nhân….thì có thể đưa ra các CH, BT yêu cầu HS bằng những lập luận logic của mình sau khi đã thu nhận và xử lí thông tin để giải thích những kiến thức đó. Đó là các dạng CH, BT như: Tại sao em có thể nhận biết được điều đó?, Do đâu mà có hiện tượng đó?, Làm thế nào em phân biệt được nó với…?, Dựa vào đâu mà em có thể giải thích được như vậy?....

Ví dụ: Khi dạy mục II, bài 33: “Dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất ở VSV”, GV có thể đưa ra CH, BT sau:

Ở các hệ sinh thái dưới đáy biển sâu, môi trường thiếu ánh sáng nhưng nước biển giàu CO2, các kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra một số chất như Fe,

- 45 - ? ? TB chủ sinh trưởng bình thường Sinh tổng hợp các thành phần của phage Giải phóng phage mới ? TB vật chủ bị phage xâm nhập ? Tấn công TB lành khác Tác động bên ngoài Chu trình ?

S, CH4…Môi trường của đáy biển sâu thích hợp cho nhóm vi sinh vật nào sinh sống?. Dựa vào cơ sở nào mà em có thể xác định được sự tồn tại của nhóm VSV đó dưới đáy biển sâu?

2.2.1.4`. Dạng CH, BT tự học SGK Sinh học 10ở trên lớp để vận dụng kiến thức

Trong phần sinh học VSV có thể sử dụng các CH, BT yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã thu nhận và xử lí thông tin để giải các BT hoặc giải thích các hiện tượng có trong thực tiễn.

Ví dụ: Em hãy nghiên cứu nội dung mục I- bài 38- Tr. 127- Sinh học 10 và làm bài tập sau:

Trong thời gian 100 phút, từ 1 tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới.

a. Hãy xác định thời gian trung bình cho 1 thế hệ của tế bào trên?

b. Nếu số lượng vi khuẩn ban đầu không phải là 1 mà là N0 thì sau 100 phút số lượng tế bào thu được là bao nhiêu?.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học phương pháp dạy học sinh học (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w