III) NHỮNG PHỨC TẠP TRONG BIỂU HIỆN CỦA GEN: học
2. Trao đổi chéo:
-Hiện tượng tái tổ hợp có được nhờ quá trình trao đổi chéo. Trong đó, hai NST tương đồng hoán vị nhau hay đổi chéo nhau ở những điểm nhất định.
-Trong giảm phân, mỗi NST đôi có 2 cromatid chị em tương tự nhau. Các NST tương đồng bắt cặp hay tiếp hợp với nhau và trao đổi chéo xảy ra giữa các cromatid không chị em.
Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp:
-Các thí nghiệm chứng minh cơ sở tế bào học của tái tổ hợp di truyền được thực hiện và năm 1931 do C.Stern ở ruồi giấm và Creiton cùng McClintock ở ngô. Cả hai thí nghiệm đều dùng “dấu chuẩn” và hình dạng trên 1 trong 2 NST tương đồng, có thể nhìn thấy khi quan sát tế bào học.
-Hai NST tương đồng, được phân biệt với nhau về hình thái này, mang các allele tương ứng khác nhau về mặt di truyền của một số cặp gen. Tái tổ hợp di truyền sẽ tạo ra các kiểu hình độc đáo kèm theo các thay đổi tế bào học dễ quan sát và dự đoán được.
-Stern đã dùng NST X, mà một đầu mút có dính 1 đoạn NST Y, có hình dạng như cù nèo. Các NST X khác có độ dài tương tự với tâm động. Hai cặp gen được dùng là carnation (car, lặn, mắt đỏ nhạt) – hoang dại + (trội, đỏ) và Bar (B, trội mắt hình thỏi) – hoang dại + (hình dạng mắt bình thường). Ruồi cái mẹ dị hợp tử ở cả 2 gen, có kiểu hình mắt đỏ bình thường dạng thỏi (car+ B) lai với ruồi đực mắt đỏ nhạt dạn thường (car +). Thế hệ cob F1 nhận được 4 loại kiểu hình tương ứng với các dấu hiệu hình thái trên NST : ngoài 2 kiểu đó ở cha mẹ còn có 2 kiểu hình tái tổ hợp là mắt đỏ nhạt hình thỏi (car B) và mắt đỏ dạng thường (car+ +)
-Có thể nói, các thể tái tổ hợp là sản phẩm của giảm phân, do sự trao đổi chéo giữa các đoạn NST tương đồng.