Vấn đề quản lý nguồn nước trong sản xuất

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của thuốc bvtv đến sự đdsh các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua (Trang 65 - 69)

- Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống

3.5.2Vấn đề quản lý nguồn nước trong sản xuất

Hiện nay tình hình ô nhiễm nguồn nước tại các xã huyện Bình Chánh đang diễn ra một cách nghiêm trọng, đánh giá mức độ ô nhiễm trên địa bàn, UBND huyện

Bình Chánh nói ngắn gọn: "đa số 72 kênh rạch ở huyện (chưa kể các rạch nội đồng, tưới tiêu) đều đang bị ô nhiễm". Màu nước đen đặc quánh đập vào mắt, mùi hôi thối thốc lên mũi; bọt khí trắng xóa, sôi ùng ục khắp mặt kênh... Đó là cảnh tượng rất thường xuyên ở sông chợ Đệm - rạch Nước Lên (quận Bình Tân) dài hơn 20km.

Nhà máy, khu công nghiệp “giết” ruộng

Kênh B và C nhận thấy từng dòng nước có màu nâu đen, mùi khó chịu chảy về các nhánh. Nhiều hộ dân, sống dọc theo con kênh này cho biết, kênh B, C thường xuyên bốc mùi hôi thối. Nguồn nước hai kênh này bị ô nhiễm bởi khu công nghiệp, cụm công nghiệp Lê Minh Xuân và các cơ sở nhỏ lẻ dọc kênh.

Đại diện của sở NN&PTNT cho biết, khu công nghiệp Lê Minh Xuân tập trung chủ yếu từ kênh C12 đến C18. Đây là khu công nghiệp tập trung nhiều ngành sản xuất có tính chất ô nhiễm nặng. Khu công nghiệp này hiện có khoảng 277 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành nghề như: sản xuất sơn, bao bì nhựa, cao su, bình ắc quy. Khu công nghiệp này tuy đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 4.000m3 khối/ngày nhưng chưa có giấy phép xả thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi.

Việc ô nhiễm kênh B và C đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới toàn bộ khu nam tỉnh lộ 10 thuộc hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh (trên 4.500ha).

Kênh Thầy Cai – con kênh đầu nguồn của hệ thống nước phục vụ tưới tiêu toàn công trình thuỷ lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh (trên 8.000ha) và nguồn nước sông Sài Gòn phục vụ các dự án cấp nước thành phố còn ô nhiễm nặng nề hơn. Kết quả quan trắc chất lượng nước tại đây cho thấy, năm 2008 chỉ tiêu COD vượt tiêu chuẩn 1 – 2 lần, chỉ tiêu Fcal Coliform vượt từ 1 – 120 lần.

Hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh, theo thiết kế chỉ có chức năng ngăn mặn, giữ ngọt, tưới tiêu theo triều, phục vụ sản xuất nông nghiệp và không có nhiệm vụ điều tiết, giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, trước tình hình ô nhiễm nặng, công trình này còn phải gánh thêm trách nhiệm tiêu thoát nước ô nhiễm trong khu

vực, dẫn đến hệ thống kênh này quá tải, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của các huyện ngoại thành.

Ô nhiễm uy hiếp ruộng đồng: chất lượng nước ở hệ thống kênh thủy lợi mới thấy giật mình, có thời điểm (nhất là khoảng tháng hai, tháng ba hằng năm) luồng nước đen từ các cơ sở sản xuất công nghiệp thọc sâu vào nội đồng, theo các kênh thủy lợi lan tỏa đi khắp nơi, rất khó khống chế. Những lúc tình hình căng như vậy, người dân rất lo ngại khi lấy nước tưới tiêu cho ruộng đồng, cây cối. Mới đây, tình trạng ô nhiễm phát tán quanh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân làm cây cỏ trong khu vực biến mất màu xanh, bị trắng tuốt đã khiến người dân lo sợ, không dám lấy nước vào đồng ruộng gieo sạ. Vài năm nay, trong báo cáo hằng tháng của Xí nghiệp Quản lý khai thác công trình thủy lợi Hóc Môn - Bình Chánh lúc nào cũng thấy "ở mức báo động”

Trước tình hình đó hiện nay trên địa điểm khảo sát thường thấy bà con nông dân tự đào giếng khoan làm nguồn tưới chính thay vì lấy nước từ sông ngòi như trước.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của thuốc bvtv đến sự đdsh các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua (Trang 65 - 69)