Thành phần các loài có ích trên cây cà chua

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của thuốc bvtv đến sự đdsh các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua (Trang 31 - 41)

2.4.2.1 Các loài nhện bắt mồi

Nhện là loài động vật nhỏ rất giống với côn trùng, nhưng nhìn kỹ lại thì cơ thể của chúng chỉ chia làm hai phần là đầu liền ngực còn bụng thì rời ra, chớ không phải chia ba phần rõ rệt là đầu, ngực và bụng như côn trùng (thí dụ con kiến chẳng hạn).

Một sự khác biệt nữa là nhện không bao giờ có cánh để bay như côn trùng, nhưng có khả năng nhả tơ giăng lưới để bắt mồi vì thức ăn của chúng là các loại côn trùng nhỏ, chớ không ăn thực vật hay cây trồng như côn trùng khác. Do đó, hầu hết

các loài nhện đều có lợi, vì chúng ăn các loài sâu rầy để giúp nhà nông bảo vệ cây trồng.

Chúng ăn tạp nên có thể ăn bất cứ loại côn trùng nào mà chúng bắt được, do đó chúng thường có mặt rất sớm trong ruộng để ăn các loài côn trùng nhỏ khác và chờ khi sâu rầy đến sẽ tấn công ngay từ đầu làm cho mật số của sâu rầy khó gia tăng nhanh được. Vì vậy, mà trong biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu rầy (IPM) người ta đề nghị là “không nên phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 30 ngày đầu sau khi sạ lúa” nhằm mục đích để bảo vệ chúng và các loài côn trùng thiên địch khác cũng có nhiều vào lúc nầy như: chuồn chuồn, bọ rùa, kiến ba khoang…

Có rất nhiều loài nhện cư ngụ trong ruộng lúa từ giăng lưới trên cây đến làm ổ trên lá, và đặc biệt là các loài nhện săn mồi tự do ở dưới gốc lúa, có khi chạy được trên mặt hay lặn vào trong nước. Sau đây là một số loài nhện thường thấy theo thứ tự quan trọng do khả năng bắt mồi đối với sâu rầy, hay mật số của chúng trong ruộng lúa.

• Nhện sói

Tên khoa học: Pardosa pseudoannnulata (Lycosidae, Araneae).

• Nhện chân dài

Tên khoa học: Tetragnatha spp. (Tetragnathidae, Araneae).

- Gồm nhiều loài với màu sắc khác nhau, loại nhện nầy có đặc điểm dễ nhận biết là chân rất dài, ban ngày thường thấy nằm duỗi chân bất động theo chiều dài của mặt lá lúa để lẩn trốn, đến khi chiều tốn bớt gió thì chúng thức dậy để giăng tơ giữa các đầu lá lúa thành một mạng lưới ngang hình tròn và nằm chờ mồi ở ngay chính giữa lưới. Do đó nếu ra đồng sớm vào những buổi sáng cuối năm khi trời lành lạnh và có nhiều sương mù như lúc nầy thì các bạn sẽ thấy trên đầu lá lúa có những lưới nhện đọng sương giăng ngang và con nhện còn đang rình mồi ở giữa.

- Đến khi nắng lên có gió thì chúng sẽ đi gom lưới lại và mang mẻ mồi vừa bắt được qua đêm (thường là các con rầy, muỗi nước, bướm sâu phao hay sâu cuốn lá…) về một cành hay lá cây ven bờ, hoặc ngay trên trên lá lúa trong ruộng, để nằm đó nhấm nháp con mồi rồi làm một giấc cho đến chiều tối.

- Trông thì nhàn hạ lắm nhưng rủi gặp đêm mưa hay có gió lớn làm rách lưới thì loại nhện này đành trắng tay vì chúng không tự đi săn mồi được. Có khi trong ruộng rầy trưởng thành đã bay hết rồi và chỉ còn lại có rầy cám ở dưới gốc lúa thì chúng cũng chịu thua vì chả có con nào bay được để mắc lưới, thôi thì đành nhìn tụi

nhện sói chúng ăn liên hoan rầy non ở phía dưới. Thế mới biết “nhện chờ mối ai” là vậy, vì “mối mang gì mấy cô cậu ơi, nằm chờ mồi coi bộ khó hơn là tự đi săn, nên các nhà sinh học nông nghiệp trân trọng bọn nhện sói hơn tụi tui, nhưng cũng được cái hay là buổi sáng ra đồng mà nhìn ruộng nào thấy có nhiều tơ nhện của bọn tui ở phía trên là coi như ruộng đó còn nhiều thiên địch do không bị nhiễm thuốc trừ sâu, nông dân sẽ an tâm hơn!”.

• Nhện linh miêu

Tên khoa học: Oxyopes javanus

- Gồm rất nhiều loài nhện nhỏ xíu nhưng rất lanh lẹ trong việc săn bắt mồi. Đặc biệt là chúng có cặp mắt tròn xoe và sáng quắc ở trước đầu (nên mới gọi là linh miêu), có thể quay đi ngó lại để ngắm nghía con mồi và thừa lúc nào thuận tiện thì nhảy tới vồ ngay con mồi, có khi còn lớn hơn chúng nhiều lần. Có khi đói quá chúng cũng liều bắt luôn các con nhện khác lớn hơn đang rình mồi trên lưới, bằng cách dùng chân trước khều nhẹ trên lưới cho rung rung, làm cho con nhện kia tưởng có mồi đang mắc lưới nên vội chạy đến thì… bị con nhện linh miêu tấn công bất ngờ.

- Loại nhện này rất phổ biến, đôi khi thấy ở trong nhà, nhứt là ở các cửa kiếng để rình bắt ruồi muỗi đang tìm đường ra.

• Nhện bầu

- Thuộc họ nhện nhỏ Linyphiidae (Araneae), thường có thân mình tròn, chân ngắn trông có vẻ yếu ớt nên thường bu ở sát gốc lúa để bắt các con mồi nhỏ như rầy cám hay bồ hong, muỗi nước… Do đó, mặc dù khó thấy nhưng mật số của chúng rất đông nên cũng góp phần đáng kể trong việc làm giảm mật số rầy nâu còn non vừa mới nở ra.

- Một số loài nhện khác như: nhện xếp lá, nhện dương, nhện chân gai… cũng thường có mặt trong ruộng lúa để cùng với các loài côn trùng thiên địch khác tấn công sâu rầy. Do đó, chúng thật sự là những người bạn tự nhiên không mời, không phải nuôi dưỡng của nông dân, chỉ cần theo dõi đồng ruộng cho thật chặt chẽ để phát hiện sâu rầy kịp thời nhằm có biện pháp phòng trừ hữu hiệu, đó là chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi nào thật sự cần thiết, theo nguyên tắc “4 đúng”, để có cơ hội cho các loài thiên địch nầy phát triển trong ruộng lúa, cùng canh gác sâu rầy với nông dân.

2.4.2.2 Bọ rùa

- Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống, phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có loài không có). Người ta phân loại bọ rùa tùy theo số chấm và hình thái cơ thể.

- Loài bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ vàng cam có 7 nốt đen (mỗi cánh có nốt, còn một nốt ở chỗ giáp lại giữ hai cánh). Đây là loài bọ rùa to nhất và là một thợ săn đáng khâm phục.

- Bọ rùa, hay còn gọi là bọ hoàng hậu, ăn được nhiều thứ, thức ăn chính của chúng là rệp lúa. Rệp lúa có rất nhiều trên cây cối. Một con bọ rùa một ngày trung bình có thể ăn được đến hơn 100 con rệp lúa. Vào mùa xuân, rệp lúa từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào.

- Sinh sản

+ Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng, dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một bọ rùa đẻ 10-20 trứng một lần, một đời có thể đẻ đến mấy ngàn trứng.

+ Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng. Vừa nở, ấu trùng đã ngay vỏ trứng và các trứng khác không nở được. Sau đó, nó đi tìm các con rệp lúa để ăn. Ấu trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn khoảng 10 con rệp, càng lớn nó càng ăn nhiều. Qua ba lần lột xác và hoá nhộng, trong khoảng 1-2 tháng là thành trùng. Trong thời gian này, tối thiểu nó ăn tới hơn 1000 con rệp.

- Đa dạng

+ Trên thế giới có đến 5.000 loài bọ rùa đã được miêu tả. Bọ rùa nói chung là những động vật ăn thịt đối với các côn trùng thuộc bộ Hemiptera, như rệp và các côn trùng có vảy, mặc dù các thành viên của phân họ Epilachninae là động vật ăn cỏ, và chúng cũng có thể là dịch hại trong nông nghiệp (ví dụ bọ đậu Mexico).

+ Chúng cũng ăn một số loại cây trồng và thực vật khác khi không có các loại thức ăn khác, làm cho chúng có thể trở thành dịch hại đối với nông dân và những người làm vườn.

- Bọ rùa - loài vật có ích

+ Người ta sử dụng bọ rùa làm thiên địch để phòng trị côn trùng có hại rất có hiệu quả. Nếu phát hiện rệp lúa trên cây thì nên tìm vài con bọ rùa (1 con cũng được) đặt lên. Một lúc sau, bọ rùa sẽ đánh chén sạch sẽ lũ rệp lúa.

+ Thiên địch thuộc bộ cánh cứng phổ biến là bọ rùa Bọ rùa phổ biến là bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm và bọ rùa 8 chấm. Trong đó, bọ rùa đỏ là loại bọ rùa điển hình, chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Các loài bọ rùa này có cơ thể rất nhỏ, cả trưởng thành và ấu trùng đều ăn rầy non trưởng thành, rầy cám và cả trứng rầy. Một bọ rùa một ngày có thể ăn từ 5 – 10 con rầy. Một loại thiên địch khác thuộc bộ cánh cứng khá quan trọng trong ruộng lúa là kiến ba khoang. Kiến ba khoang có thân màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua, tạo thành một vạch màu đen. Chúng thường ẩn nấp trong các bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài đồng, làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Đối tượng mà chúng tấn công mạnh nhất là sâu cuốn lá. Đặc biệt, chúng có thể chui vào ổ sâu để ăn sâu non, trung bình một ngày mỗi kiến ba khoang có thể tấn công từ 3 – 5 con sâu non.

2.4.2.3 Kiến ba khoang

Tên khoa học: Paederus fucipes Họ: Staphylinidae

Bộ: Coleoptera

- Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin có tính xuyên thấm qua da. Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực như chất chống ung thư và virus. Trên con vật kiến ba khoang, Pederin là chất để phòng vệ chống lại động vật ăn chúng như nhện. Pederin không được tạo ra từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là pseudomonas aeruginosa. Con cái có độc tố Pederin trong một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các loài thiên địch khác tấn công. Cho nên nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy da, đau đớn. Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các đám mưa lớn đầu mùa.

2.4.2.4 Ong

- Hơn 90% các loại rau, hoa quả, và cây trồng lấy hạt cần ong thụ phấn. Khi ong thu thập mật hoa, phấn hoa dính vào cơ thể chúng. Phấn hoa được truyền từ cây này sang cây khác theo hành trình của ong.

- Ong được xem là một loại côn trùng có ích lợi cho đời sống của con người. Ong có 6 chân và 4 cánh.

- Thực phẩm của ong dĩ nhiên là các loại hoa. Ong đi thu nhặt các phấn hoa (pollen) và mật hoa (nectar) từ những đóa hoa. Chúng làm mật từ những mật hoa và ăn những mật này cùng với các phấn hoa. Khi bay đi kiếm ăn, chúng vô tình mang theo những phấn hoa từ đóa hoa này sang đóa hoa kia và tạo ra tiến trình kết trái của các loại cây (pollinating), hình thức sinh sản của loài thảo mộc. Có rất nhiều loại thảo mộc kết trái dựa vào các loài khác như ong, dơi, chim v.v... mang các phấn hoa từ đóa này sang đóa kia để tiếp tục chu kỳ tuần hoàn của chúng. Cũng nhờ vào điều này mà đã có nhiều loại giống hoa mới được tạo ra.

- Thân thể ong, giống như các loài côn trùng khác, có thể chia ra làm ba phần là đầu, ngực và bụng.Toàn thân chúng có rất nhiều lông vì vậy những phấn hoa có

- Lưỡi của ong được dùng để hút nước, mật hoa, và mật vào trong miệng. Chiếc lưỡi như một ống hút này rất uyển chuyển nằm ngoài đầu của con ong, nó có thể co dãn dài ngắn, di động khắp mọi phương. Hai bên cạnh của chiếc lưỡi này là cặp hàm dùng để nắm giữ các viên sáp và phấn hoa. Ong hút mật hoa bằng lưỡi và chuyền xuống dưới bụng qua đường miệng.

- Một số loài ong ký sinh trên cây trồng

+ Ong cự ký sinh sâu non: Tên khoa học là Itoplectis narangae, thuộc họ ong cự, có kích thước vừa, đầu và ngực đen, chân màu da cam, đuôi bụng đen. Đây là một loài ong chuyên săn mồi đơn độc, tìm mồi chủ yếu ở ruộng lúa nước. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa. Chúng ký sinh sâu cuốn lá non, sâu Rivula atimeta, sâu đục thân 5 vạch màu nâu, sâu đục thâm bướm cú mèo và sâu đo. Mặc dầu một con sâu ký chủ có thể bị nhiều con ong ký sinh, nhưng chỉ có thể nở ra một con ong cái. Một con ong có thể đẻ 200-400 trứng trong thời gian 2-3 tuần.

+ Ong ký sinh hình đèn lồng: Tên khoa học là Charops brachypterum, thân hình màu đen có các đường viền vàng – vàng da cam ở đầu râu, chân và bụng. Bụng to về phía cuối. Ong này tìm sâu non của sâu cuốn lá, sâu đo xanh và sâu đục thân hai chấm ở lá lúa. Để ký sinh sâu đục thân trong thân cây lúa, trước tiên ong xác định sâu non, sau đó chọc ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký chủ. Ong non ký sinh không có chân và sau đó ngọ nguậy đến sâu đục thân. Chúng cắn thân ký chủ và ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài.

+ Ong vàng ký sinh sâu đục thân: Có tên khoa học là Xanthopimpla thuộc bộ cánh màng, họ ong cự, là loài ong to vừa, màu vàng da cam, có vạch đen ở mỗi đốt bụng. Những ong này không có các chấm đen ở bụng. Thân hình thô và ống dẫn trứng màu đen. Loài ong này ký sinh sâu đục thân cả ở môi trường ẩm và môi trường khô. Chúng không bay nhiều, thường đậu ở trên lá lúa. Mỗi con ong ký sinh một con nhộng sâu đục thân trong thân cây lúa.

+ Ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá nhỏ: Tên khoa học là Macrocentrus Philippinensis, là loài ong có kích thước vừa phải đến lớn, có hoặc không có gân

chéo thứ hai. Loài ong này có thân hình gầy, kích thước vừa phải, bụng dài màu da cam hoặc vàng sẫm. Ống dẫn trứng dài gấp đôi bụng con cái. Con đực cũng có kích thước và màu tương tự như vậy, nhưng không có ống dẫn trứng. M.Philippinensis có ở tất cả môi trường trồng lúa, bay trên tán lúa và tìm sâu cuốn lá.

+ Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân: Tên khoa học là Stenpbracon nicevilei. Ong trưởng thành màu nâu vàng có 3 vạch đen ở cánh trưóc và 2 băng đen ở bụng. Ống dẫn trứng dài gấp đôi cơ thể của chúng. Loài ong này thường xuất hiện ở ruộng khô, chúng tìm sâu đục thân 2 chấm và sâu đục thân bướm cú mèo, chúng đẻ vào mỗi con sâu đục thân nằm trong thân lúa một quả trứng, từ mỗi trứng ký chủ nở ra một ong ký sinh.

+ Ong đen kén trắng lập thể: Tên khoa học là Cotesia. Có nhiều loài ong Cotesia trên ruộng lúa. Đây là những loài ong nhỏ nhưng mập, cánh trong. Râu dài bằng thân. Loài ong này có ở tất cả các môi trường trồng lúa. Chuyên ký sinh sâu cuốn lá nhỏ. Con cái đẻ từ 10 trứng trở lên bên trong một con sâu cuốn lá. Ong nở và ăn các mô bên trong của sâu cuốn lá. Khi chuẩn bị làm nhộng, ong non rời khỏi sâu cuốn lá đã chết và làm tổ kén trắng gần đấy.

+ Ong kiến ký sinh hay thiên địch của rầy: Tên khoa học là Halogonatopus sp.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của thuốc bvtv đến sự đdsh các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua (Trang 31 - 41)

w