• •
Theo quan điểm của Alixop, khí hậu của một vùng nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng trong một khoảng thời gian dài, thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm [46]. Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thòi gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thòi tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến của các yếu tố khí tượng tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của lớp băng tuyết bao phủ cũng như các dòng hải lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân
[46]. Thực vật nói riêng và sinh vật nói chung đều phải thích nghi với các yếu tố khí hậu để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Tính thích nghi của sinh vật với các yếu tố khí hậu được hình thành ttong quá trình tiến hóa, thích ứng lâu dài của chúng với môi trường.
Quá trình sinh trưởng của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng ừong đất. Cây chè có nguồn gốc ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy nhiên, hiện nay cây chè phân bố khá rộng rãi từ 33° vĩ Bắc đến 49° vĩ Nam, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác biệt với môi trường sống quen thuộc của cây chè nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy, cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt cần có trình độ khoa học cao trong canh tác.
3.1.3.1. Nhiệt độ
Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô (cũ) cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới phẩm chất chè. Đối với những yếu tố khí hậu bất thuận như: nhiệt độ, độ ẩm hạ thấp vào mùa đông, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao ừong mùa hè đều ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng của cây chè. Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy nhiệt độ thích họp đối với cây chè là 20 - 30°c, nếu nhiệt độ tăng dàn, thì tác dụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Nhiệt độ cao quá 35°c thì quá ừình tích lũy tanin bị ức chế và nếu nhiệt độ trên 35°c
kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi nhiệt độ giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng
là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
Nhiệt độ là một ừong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Từ 16 độ vĩ nam đến 19 độ vĩ bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh trưởng quanh năm do đó búp cũng được thu hoạch quanh năm. Từ 20 độ vĩ bắc đến 45 độ vĩ bắc, nhiệt độ mùa đông xuống thấp, sinh trưởng và thu hoạch chè đã có mùa rõ rệt. Trong những vùng này nơi nào độ nhiệt bình quân mùa đông càng thấp càng kéo dài thì thời gian sinh trưởng và thu hoạch búp chè ở đó càng ngắn.
Khi xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu càu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp trồng trọt thích hợp. Điều kiện khí hậu của tỉnh Yên Bái rất phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây chè.Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Yên Bái, qua thu thập số liệu khí hậu thủy văn tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Diễn biến nhiệt độ tại thành phổ Yên Bái từ tháng 11 năm 2013
Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình của các tháng tại thành phố Yên Bái có sự chênh lệch khá cao từ ll,l°c đến 28,6°c. Trong đó thấp nhất là
đến tháng 10 năm 2014 Tháng 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhiệt độ trung bình(°Q 20, 8 17,6 11,1 14,6 17,9 25,5 27,8 28,6 28,3 28 25,9 25
đối phù họp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Theo hai tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2003) thì độ không sinh vật học của cây chè ở Việt Nam là 10°c, như vậy có thể khẳng định ở thành phố yếu tố hạn chế đến sinh trưởng của cây chè ở vụ đông không phải là do nhiệt độ.
Những tháng mùa đông thường hay xuất hiện các đợt gió mùa Đông Bắc, đôi khi có cả sương muối sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây chè trong vụ đông. Những tháng hè nhiệt độ cao, cường độ chiếu sáng lớn có thể gây táp lá chè non, nhất là những nương chè bón phân không cân đối (nhiều đạm, thiếu lân và kali).
3.1.3.2. Nước và độ ẩm
Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên. Những thí nghiệm về tưới nước cho chè ở Liên Xô cho thấy, tùy điều kiện đất đai khí hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện pháp tưới nước cũng khác nhau. Vùng chè Gruzia tưới nước làm tăng sản bình quân 25 - 30%, vùng chè Kraxnoda 60 - 65%, vùng chè Lencôran thuộc Azecbaizan trên 200%. Hiệu quả tăng sản của việc tưới nước cũng rất rõ rệt ở một số nước ừồng chè khác như: Trung Quốc (vùng Chiết Giang và Vân Nam) tưới nước làm tăng sản 6,1%. Ấn Độ (vùng Atxam) 60% và ở Tây Phi 217 - 293%. Ở Việt Nam thí nghiệm tưới nước tại Phú Hộ (1958 - 1960) cũng cho năng suất búp tăng bình quân 41,5%. Phẩm chất búp chè được tưới nước đều tăng lên rõ rệt so với không tưới.Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng đối với chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng họp khác như cày đất, làm đất, xới đào, làm cỏ, mật độ và phương thức trồng họp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn... để giải quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm đạt sản lượng cao,
trường Tân Trào và Tháng Mười cho thấy tủ gốc làm cho độ ẩm của lớp đất mặt (0 - 20 cm) và ở các lớp đất dưới nhiều hơn 5 - 6% và 3 - 4% so với đối chứng (không tủ gốc), năng suất búp chè tăng từ 15,6 đến 19,6%. Trong điều kiện thực tế hiện nay của Yên Bái nói chung và địa điểm nghiên cứu của đề tài nói riêng, chè được ừồng trên các đồi cao cho nên vấn đề tưới cho cây chè phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa tự nhiên. Chưa có hệ thống hệ thống tưới tiêu chủ động cho các nương chè vì vậy lượng mưa trong mùa, năm là nhân tố sinh thái quan ừọng chi phối tốc độ tăng trưởng, sản lượng của cây chè.
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa phân bố nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu hoạch được trong năm cũng tập trung vào thời kỳ đó. Vùng chè Mlanji (Nam Phi) lượng mưa tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 nên sản lượng chè cao nhất trong năm cũng tập trung vào thời kỳ này. Ở ta phân bố sản lượng chè trong năm cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng.
Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng ừồng chè của nước ta tương đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè.
Nhưng ở các vùng chè lượng mưa trong năm lại thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian này hạn kết họp với độ nhiệt không khí thấp là những điều kiện bất thuận cho sự sinh trưởng của cây. Vĩ vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Nghiên cứu về yêu
Cầu của cây chè đối với độ ẩm, Umsätze, Khamzaep xác định rằng độ ẩm đất thích hợp cho cây chè phát triển là 80 - 85% sức chứa ẩm tối đa đồng mộng và độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80% hoặc trên 80%. Thiếu nước, độ ẩm
nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Yên Bái, qua thu thập số liệu khí hậu thủy văn tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2:
Bảng 3.2. Diễn biến lượng mưa và độ ẩm tại thành phổ Yên Bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 Tháng 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lượng mưa trung bình (mm) 92,7 48,1 36 60,7 103,9 146,5 138,4 287,7 289,4 491,7 218,6 106,7 Độ âm trung bình (%) 84 83 83 84 86 89 86 87 88 87 89 85
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tỉnh Yên Bái Lượng mưa
và độ ẩm không khí là yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng chè. Ngay cả khi trong đất có đủ dinh dưỡng nhưng thiếu nước thì cây trồng khó hấp thu được. Lượng mưa trung bình các tháng tại thành phố Yên Bái là 177,66 mm đây là lượng mưa thích hợp đối với cây chè, tuy nhiên lượng mưa phân bố qua các tháng trong năm lại không đều do đó ảnh hưởng tới sinh trưởng năng suất trong từng thời điểm xác định.
Cao nhất là vào tháng 8 đạt 491,7 mm, mưa lớn đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc biệt đối vói sản xuất chè, mưa nhiều gây xói mòn, rửa ừôi đất và phân bón, mưa nhiều ảnh hưởng đến lao động thu hái chè, khó khăn cho chế biến vì khan hiếm nguyên liệu, hàm lượng nước cao nên chất lượng chè giảm, hình thức mẫu mã sản phẩm không đẹp ảnh hưởng đến giá của sản phẩm, mưa nhiều sẽ khó khăn cho lưu thong tiêu thụ sản phẩm.
Lượng mưa thấp vào các tháng đàu năm và cuối năm, qua bảng 3.1 cho thấy lượng mưa tháng 12 (đạt 48,1 mm) và tháng 1 (đạt 36 mm), với lượng
3.1.3.3. Ánh sáng
Ngoài ra còn cần rất nhiều các yếu tố ngoại cảnh khác tác động đến sinh trưởng và chất lượng chè như: chế độ ánh sáng, số giờ nắng trong ngày, cường độ chiếu sáng, thành phàn quang phổ... Trong nghiên cứu của Legengord (1937), ở những vùng núi cao, lượng tia cực tím có bước sóng ngắn bị hấp thu bởi khí quyển nhiều hơn so với các vùng thấp, hơn nữa ở những vùng núi cao của vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ không khí quanh năm bị hạ thấp vào ban đêm cho nên trong búp chè thường tích lũy hương thơm mạnh nên chất lượng cây chè ở những vùng núi cao nhiệt đới thường cao hơn so với các nơi khác [39]. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Yên Bái, qua thu thập số liệu khí hậu thủy văn tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên bái từ tháng 11 năm 2103 đến tháng 10 năm 2014 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Diễn biến số giờ nắng tại thành phố Yên Bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014
Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy: các tháng 1, tháng 2 và tháng 3 số giờ nắng chỉ đạt lần lượt là 13 giờ, 16 giờ, 50 giờ. Từ tháng 4 đến tháng 10 số giờ nắng đạt trên 100 giờ. Như vậy, chế độ ánh sáng của thảnh phố Yên Bái thích họp để cây chè sinh trưởng và phát triển.
Tháng 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số giờ nắng (giờ)
108,7 108,4 13 16 50 118 143 116 188 220 125 127
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Chè là loại cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là chồi nách và lá non do đó trong quá trình sinh trưởng cây cần rất nhiều các chất dinh dưỡng khoáng như N, p, K. Kĩ thuật canh tác, thời điểm, lượng phân bón, điều kiện kinh tế,... đều có ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng và sinh trưởng của cây chè. Những hạn chế về hiểu biết kĩ thuật, dẫn đến mất cân đối, thừa hay thiếu nguyên tố nào đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh phát triển nhiều, năng suất, chất lượng giảm. Bên cạnh đó, do đặc điểm địa hình tại các vùng trồng chè chủ yếu là đồi dốc nên việc sử dụng phân khoáng (phân vô cơ) như: ure, kaliclorua... với phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, nước đặc biệt là ô nhiễm nước mặt do quá trình rửa trôi.
Đe đạt được tiêu chuẩn chất lượng nông sản, lượng phân bón cho cây cần cân đối cả đa lượng, trung lượng và vi lượng, với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế tối đa trên đơn vị đất, lượng bón phải đủ, nhưng không thừa, để tiết kiệm và tránh ô nhiễm môi trường đất, nước và nông sản.
Đối với cây chè nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung, phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây chè mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học của đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng: N, p, K và các nguyên tố trung, vi lượng. Việc sử dụng phân hữu cơ cũng làm giảm thiểu sự rửa trôi các nguyên tố khoáng do quá trình khoáng hóa diễn ra từ từ. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp hiện
bằng sử dụng phân vô cơ.
Năng suất của cây chè gồm nhiều yếu tố cấu thành như: Mật độ búp, khối lượng búp, tỉ lệ búp có tôm, chiều dài búp... Sản lượng của búp chè phụ thuộc vào số lượng búp và trọng lượng búp. số lượng búp phụ thuộc vào mật độ búp trên tán và số lần hái trong năm. Ở những vùng chè nhiệt đới như Ấn Độ, Xrilanca có thể thu hoạch chè quanh năm, do đó mỗi năm có khoảng 30-35 lần thu hoạch. Ở nước ta, do đặc điểm có mùa đông lạnh, khô; nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa không phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây chè nên với những vùng chè sinh trưởng tốt cũng chỉ có thể thu hoạch được 25-30 làn trong năm. Trong điều kiện canh tác của từng địa phương, việc làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất là hết sức quan trọng nhằm đưa sản lượng chè lên cao.