Nhu cầu dinh dưỡng cửa cây chè

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỬNG của PHÂN bón đến NĂNG SUẤT GIỐNG CHÈ LDP2 và THÀNH PHẦN GIUN đất tại TRẠI THỰC HÀNH THỰC tập TRƯỜNG TRUNG cấp KINH tế kỹ THUẬT yên bái (Trang 52 - 69)

*Nhu cầu dinh dưỡng

Cây chè thích họp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ của cây chè càng kéo dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập. Tuy nhiên muốn cây chè cho năng suất cao, chất lượng tốt có nhiệm kỳ kinh tế dài thì càn phải bón phân đày đủ sao cho đất trồng chè càn phải đạt những yêu cầu sau: pIỈKCL từ 4,0 - 6,0; Đất có độ phì tốt; đất sâu, độ dày tầng đất mặt từ 60 - 100 cm [1].

Mối quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp, phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở trong đất thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.

Phân bón có vai trò quan trọng đối sinh trưởng và năng suất chè. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho thấy:

*Ảnh hưởng của nitơ (đạm) đối với cây chè

Trong cây chè Nitơ tập trung ở các bộ phận còn non như: búp và lá non, N tham gia vào sự hình thành các axit amin và protein. Bón đủ Nitơ lá chè có màu xanh quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiều búp, búp to. Thiếu Nitơ chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Nếu quá nhiều Nitơ hàm lượng tannin và cafein giảm, hàm lượng ancaloit tăng, chè có vị đắng. Nguồn cung cấp Nitơ cho đất là do quá trình khoáng hóa chất hữu cơ và mùn trong đất, do hoạt động cố định đạm của các loại vi sinh vật đặc biệt là do con người bón vào đất...Các thí nghiệm tại Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Bón đạm làm tăng năng suất từ 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón [28].

về phẩm chất: Các tài liệu Ấn Độ, Nhật Bản Việt Nam đều cho rằng bón nitơ không hợp lý (bón quá nhiều hoặc bón đon độc) làm giảm phẩm chất chè, đặc biệt là sản xuất chè đen. Bón quá nhiều N làm cho hàm lượng tanin, cafein giảm, protein tăng, hàm lượng ancaloit tăng khiến cho chè có vị đắng [28].

Theo M.L.Bziava (1973) liều lượng bón đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha thì bón 200 kg N/ha hay cái gì là hiệu quả nhất [28].

* Ảnh hưởng của kaỉi đối với cây chè

Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng khả năng hoạt động của các men, tăng sự tích lũy gluxit, các axitamin và khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp chè, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè. Hàm lượng Kali trong đất phụ thuộc vào đá mẹ, điều kiện phong hóa đá và hình thành đất, chế độ canh tác và bón phân.

về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rất rõ đến chất lượng chè, theo AD.Makharobitze (1948) cho thấy: Phẩm chất trong các công thức được xếp

năng suất >100 tạ/ha bón 100- 120 K20/ha [19]. *Ảnh hưởng của lân đối với cây chè

Theo Enden (1958), trong búp non của chè có 1,5% p205 do đó lân đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh trưởng và sản lượng của cây chè. Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, axit nucleic, tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét và chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm và có vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ, năng suất thấp [1].

Ket quả sơ bộ thí nghiệm 10 năm bón N,P,K cho chè của trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 p205/ha trong từng năm không có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng tò năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân bón là rất rõ rệt và chắc chắn, bình quân 10 năm 1 kg p205 làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi [1]. Trong đất nếu hàm lượng p205 là 30 - 32 mg/100g đất thì cây chè sinh trưởng bình thường, nếu là 10 - 12 mg/100g đất thì thiếu lân.

Quy trình bón p205 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy định 5 năm bón p205 1 lần với liều lượng 100 kg/ha bón kết hợp với phân chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20 - 30 cm [1].

*Phân bón hữu cơ cho cây chè

Đối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật học trong đất, làm tăng các thành phàn dinh dưỡng N, p, к và các nguyên tố vi lượng khác trong đất [23].

Tuy vậy, việc sử dụng phân hữu cơ cho chè ít được quan tâm, nhất là đối với vùng miền núi do địa hình khổ vận chuyển, nguồn phân hữu cơ còn hạn chế,

hữu cơ tại chỗ. Bón phân hữu cơ cho chè có hiệu quả và cần thiết nhất là khi cây chè còn nhỏ và khi gieo trồng do đó, khi gieo trồng chè nhất thiết phải bón đầy đủ lượng phân hữu cơ hoặc trồng xen với các loại cây họ Đậu làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện chè Phú Hộ cho thấy việc bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ thì năng suất chè sẽ tăng 30 - 32% so với sử dụng riêng rẽ phân vô cơ [1].

Theo quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam quy định: Đối với chè kinh doanh 3 năm bón một lần với lượng 20 - 30 tấn/ha kết hợp với phân lân [1].

Bón phân trả lại cho đất các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi là rất quan trọng và cần thiết. Muốn bón phân hiệu quả thì phải bón phân đúng nguyên tắc như: Bón theo tuổi và năng suất cây; Bón cân đối các yếu tố N, p, K, bón bổ sung phân trung lượng và vi lượng khi cần thiết; Bón đúng lúc và đúng cách, đúng đối tượng, bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời; tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu mà quy định lượng phân, tỷ lệ bón cho thích hợp.

Qua theo dõi một số chỉ tiêu cấu thành năng suất ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả sau:

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ búp chè Búp chè là đoạn

non của một cành chè, búp được hình thành từ các chồi nách (mầm dinh dưỡng), gồm có tôm (phần lá non ở ừên đinh của cành chưa xòe ra) với hai hoặc ba lá non. Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các

cứu của Bakhơtaze (1974) cho thấy tương quan giữa số lượng búp chè trên một đơn vị diện tích (mật độ búp) đến năng suất là một tương quan rất chặt chẽ r = 0,956 ± 0,004.

Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố ngoại cảnh và nội tại. Kích thước búp chè thay đổi theo giống, chế độ phân bón, các biện pháp kĩ thuật canh tác và các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu... [22].

Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian. Thời gian của mỗi đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu. Có thể tóm tắt hoạt động sinh trưởng búp theo tuần tự như sau:

MầmclẺ âncpMt&ũg CàỉihcMngừỉig imhừuũụg (toáchâiMp) MầraclÈ đưọtplÉtáỉtig Giaiđỉạiihiệũ 4— ì t

Thờilĩỹ tiểra sinh Trên một

cành chè nếu để sinh trưởng tự nhiên, một năm có 4 - 5 đợt sinh trưởng, nếu hái búp liên tục thì có 6 - 7 đợt và trong điều kiện thâm canh có thể đạt 8-9 đợt sinh trưởng. Láviyâc mở Lá thật 1 xuẫt ỉlỉện p

Giai đoan ầi 4—

có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn: nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, có tói trên 80% lượng mưa tập trung vào các tháng này là thời kì cây sinh trưởng mạnh. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: nhiệt độ xuống thấp vào tháng 12, tháng 1, lượng mưa ít đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Bắt đàu từ tháng 12 bắt đàu đốn chè. Từ tháng 2 đến tháng 4 nhiệt độ ấm dần lên, xuất hiện nhiều đợt mưa xuân tạo điều kiện cho cây trồng đâm chồi nảy lộc, đặc biệt đối vói cây chè là sự khởi đầu cho một chu kì sinh trưởng, phát triển mới. Ở các tỉnh miền Bắc nước ta cây chè có đặc điểm sinh trưởng theo chu kì hàng năm, cây chè bắt đầu đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân và kết thúc cuối năm khi mùa đông nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp. Thời gian sinh trưởng của búp ừong năm càng kéo dài (nghĩa là bắt đàu sớm, kết thúc muộn) thì càng có lợi vì số lứa hái tăng nhờ vậy năng suất tăng. Không chỉ chịu sự phối của các nhân tố sinh thái tự nhiên mà sản lượng chè, số búp trên cây còn phụ thuộc chặt chẽ vào phân bón. số lượng búp/m2 có nhiều khác biệt ở các công thức bón phân khác nhau. Qua theo dõi sinh trưởng búp ở các công thức thí nghiệm qua các tháng chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.4.

Bâng 3.4. Ảnh hưởng của việc bón phân đến mật độ búp chè Đơn vị: Bủp/m2 Công thức Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình 1-Đối chứng 77,92 58,10 259,11 268,98 282,75 239,08 202,13 67,81 181,99 2-Hóa học 123,32 98,47 332,36 352,25 352,43 327,18 278,90 129,83 249,34 3-Phân chuông 102,18 89,16 283,83 340,78 373,41 345,89 299,56 157,28 249,01 4-Hóa học+Phân chuông 151,57 122,99 396,73 447,98 433,70 420,61 371,98 199,96 318,19

cv (%) 13,9 20,2 3,6 4,7 5,2 5,9 5,4 10,5 1,4

Trong các yếu tố cấu thành năng suất, thì mật độ búp có liên quan chặt chẽ với năng suất, trong đó mật độ búp/cây cao thì khả năng cho năng suất của giống đó càng lớn. Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho mật độ búp khác nhau. Công thức 2 (bón phân hóa học), công thức 3 (bón phân chuồng), công thức 4 (bón kết hợp phân hóa học và phân chuồng) có mật độ búp cao hơn và sai khác với công thức 1 (không bón) ở độ tin cậy 95%, trong đó công thức 4 có giá trị trung bình mật độ búp lớn nhất đạt 318,19 búp/m2. Công thức 2 và công thức 3 có giá ttị mật độ búp trung binh tương đương

nhau (249,34 và 249,01 búp/m2). Khi theo dõi mật độ búp, ta thấy mật độ búp thấp nhất vào tháng 4 là 58,10 búp/m2 (công thức 1); 98,47 búp/m2 (công thức 2); 89,16 búp/m2 (công thức 3); 123,16 búp/m2(công thức 4). Mật độ búp chè trên m2 tán có chiều hướng tăng dần qua các tháng, sau đó giảm dần qua các tháng cuối năm. Cụ thể là ở lứa hái tháng 5 đến lứa hái tháng 8 mật độ búp cao do đây là thời vụ thu hoạch chính của cây chè, mật độ búp cao nhất ở lứa hái tháng là 268,98 búp/m2 (công thức 1); 352,25 búp/m2 (công thức 2); 340,78 búp/m2 (công thức 3); 447,98 búp/m2(công thức 4). Mật độ búp đến tháng 10 bắt đàu giảm do tháng 10 bắt đàu

vào mùa đông nên nhiệt độ giảm, mưa ít đi nên khả năng sinh trưởng của cây cũng giảm theo. Mật độ búp tiling bình ở các công thức thí nghiệm được thể hiện qua đồ thị hình 3.2:

■ 1-Đối chứng ■ 2-Hóa học ■ 3-Phân chuồng ■ 4-Hóa học+Phân c

Hình 3.2. Đồ thị ảnh hưởng của phân bón đến mật độ búp

3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng búp chè

1 1 r ■1 i i 1 1 i i 1 1 1 1 1 r ri 1 i i i 1 1 1 1 1 1Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Thăng 6 Thăng 7 Thăng 8 Tháng 9 Tháng 10

4.54 4 3.5 < N 3 Ồ, 2.5 «5 s 1.52 1 0.5

Nhiều nhà khoa học khi công nhận các yếu tố cấu thành năng suất đều cho rằng: Quan hệ giữa năng suất và khối lượng búp là quan hệ theo tỷ lệ thuận, nhưng không mối tương quan không chặt chẽ bằng quan hệ giữa mật độ búp và năng suất. Khối lượng búp là yếu tố chỉ liên quan đến năng suất mà không liên quan đến chất lượng chè. Khối lượng búp phàn lớn do đặc điểm di truyền của giống quy định và có một phần ảnh hưởng do kĩ thuật canh tác. Sự tăng kích thước của búp dẫn đến tăng phẩm cấp chè nguyên liệu, làm cho năng suất chè tăng lên. Những giống có khối lượng búp lớn thì chè thành phẩm sẽ thô và không đẹp. Trong sản xuất chè xanh ngưòi ta chọn những giống có khối lượng búp không quá lớn. Khối lượng búp

chè phụ thuộc vào số lá trên búp. Tiêu chuẩn hái khác nhau, sản lượng thu được sẽ khác nhau. Ví dụ: nếu hái 1 tôm 2,3 lá sản lượng búp là 100%, hái 1 tôm 2 lá sản lượng là 76% và hái 1 tôm 3 lá sản lượng là 105%. Qua theo dõi diễn biến khối lượng búp của các lứa hái của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.5:

Bâng 3.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến khối lượng búp chè

Đơn vị:gam/100 búp

Công thức Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 ThánglO Trung bình

1-Đối chứng 71,5 71,3 71,8 71,7 72,4 72,3 72,3 69,1 71,55

3-Phân chuông 73,4 73,7 73,4 75,8 75,1 76,2 75,3 72,3 74,40 4-Hóa học+Phân

chuông 75,4 74,1 73,9 75,8 75,2 75,4 72,7 71,3 74,22

cv (%) 1,5 2,2 2 2,5 2,5 3,1 1,7 2,3 0,9

LSD (05) 2,3 3,2 2,9 3,7 3,7 4,5 2,5 3,2 1,2

Qua bảng 3.5 cho thấy các công thức bón phân khác nhau cho khối lượng búp khác nhau. Khối lượng búp tăng dần từ yụ xuân (71,3 gam/100 búp) đến vụ thu (76,2 gam/100 búp) phản ánh đúng quy luật sinh trưởng của cây chè. Khối lượng búp không thay đổi nhiều

so với mật độ búp. Chứng tỏ khối lượng búp phụ thuộc nhiều vào đặc điểm di truyền, ít phụ thuộc vào chế độ canh tác. Điều này cũng phù hợp vói kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn

Ngọc, 2000.

r ?

Khôi lượng búp trung bình ở các công thức thí nghiệm được thê hiện qua hình 3.3: “TO/o /b I I _ 1 J i 1 ■1. Đối chứng2. Hóa học " 3. Phân chuồng "5r _ <d> ^ 70 - i rri i ■ WWề f ỉ ỉ r 1 1 1 r § 3 68 - 66 - 1 1 1 1 1 1 r ! I 1 I I I i I

■ 4. Hóa học + Phân chuồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỬNG của PHÂN bón đến NĂNG SUẤT GIỐNG CHÈ LDP2 và THÀNH PHẦN GIUN đất tại TRẠI THỰC HÀNH THỰC tập TRƯỜNG TRUNG cấp KINH tế kỹ THUẬT yên bái (Trang 52 - 69)