Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mật độ và thành phần loài giun đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỬNG của PHÂN bón đến NĂNG SUẤT GIỐNG CHÈ LDP2 và THÀNH PHẦN GIUN đất tại TRẠI THỰC HÀNH THỰC tập TRƯỜNG TRUNG cấp KINH tế kỹ THUẬT yên bái (Trang 88 - 109)

64 “ Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 ThángS Tháng9 Tháng

3.3.Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mật độ và thành phần loài giun đất

đất

Giun đất là tên thường gọi cho một nhóm loài động yật sống chủ yếu trong đất (terrestrial) và một số ít sống bán thủy sinh (semiaquatic), xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm, thuộc lớp Giun ít tơ (Oligochaeta) và ngành Giun đốt (Anneliada) [6].

Trong tự nhiên, giun đất sống trong đất và thảm mục, giun đất di chuyển rất tích cực bằng cách chủ động đào hang, rãnh để tìm kiếm thức ăn, nhận biết đồng loại, ghép đôi và

sinh sản. Nhờ hệ thống hang đào được trong suốt vòng đòi của mình, chúng xáo trộn làm tơi xốp lớp đất mặt, đào hang chuyển các vụn thực vật trên mặt đất xuống lớp sâu hơn, tạo nên lớp đất màu mỡ giàu mùn, giàu khoáng. Hang giun đất tạo điều kiện đưa không khí và nước vào đất, làm cho đất thoáng và ẩm [3], [4].

3.3.1. Thành phần và phân bố của giun đất tại khu vực trước khi tiến hành thí

Ngoài ra, dựa trên cơ sở thành phần loài và các biểu hiện về số lượng, người ta còn dùng giun đất như một nhóm động vật chỉ thị cho các vùng đất hoặc mức độ thay đổi cảnh quan, còn nếu dựa vào phân bố của từng loài giun đất có thể chỉ thị cho tính chất của đất như

Pheretỉma posthuma thường gặp ở đất cát pha, Pheretima elongate ở đất nặng, Pontoscolex corethrurus ở đất nghèo mùn và chua [26].

Trước khi tiến hành bón phân, chúng tôi đã thu mẫu vào 15/1/214. Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi thu được 2 loài:

Pontoscolex corethrrurus (Muller, 1856) thuộc giống Pontoscolex Schmarda, 1861, họ

Glossocolecidae (Michaelsen, 1900) [6].

Pheretỉma morrìsỉ (Beddard, 1892) thuộc giống Pheretỉma Kinberg, 1867, họ

Megascolecidae (part Rosa, 1891) [6].

Pontoscolex corethrurus là loài gốc vùng đồi, phổ biến ở vùng đồi, được sử dụng làm

Pheretỉma morrìsỉ là loài phân bố rộng (cả đồng bằng, vùng núi, vùng đồi), được sử

dụng làm chỉ thị cho đất trung tính và có vùng phân bố ở Đông Nam Á [26].

Chúng tôi thu được đa số các cá thể Pontoscolex corethrrurus, một số ít cá thể

Pheretỉma morrìsi. Việc xác định mật độ không thực hiện vì thời gian thu mẫu này nhiệt độ

thấp, độ ẩm thấp số cá thể thu được rất ít.

3.3.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mật độ và sinh khối của giun

Giun đất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vật chất hữu cơ trong đất. Chúng đưa vào ống tiêu hóa của mình các vụn hữu cơ và đất trong quá trình đào hang. Các vụn hữu cơ từ thực yật, động vật khi được đưa vào ống tiêu hóa của giun sẽ được nghiền nhỏ và phân loại nhờ hệ thống enzim tiêu hóa. Chất thải sau đó được tống ra ngoài dưới dạng phân giun giàu các hợp chất trao đổi, có giá trị dinh dưỡng cao đối với thực vật và vi sinh vật [3], [4].

Giun đất giữ vai ữò quan trọng quyết định tính chất vật lí, hóa học và sinh học của đất [2]. Những loài giun đất đào hang sẽ làm tăng độ thông thoáng, tơi xốp và khả năng thấm nước cho đất. Chúng ăn rác thải hữu cơ và thải phân chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Tùy vào từng loài mà phân của chúng có pH, nitơ hoạt động, phospho, kali và canxi khác nhau nhưng luôn cao hơn lớp đất xung quanh [13]. Các nhóm vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn cố định đạm trong ruột và phân giun đất cũng làm tăng thêm độ phì nhiêu cho đất.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy giun đất góp phần rất lớn để làm tăng sự phát triển của thực vật nói chung và tăng sản lượng cây trồng nói riêng [3].

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tại Trại thực hành thực tập chúng tôi đã thu mẫu giun đất làm 3 đợt: đợt 1 thu vào ngày 15 /3/2014, đợt 2 thu vào ngày 15/5/2014, đợt 3 thu vào ngày 15/7/2014. Cụ thể mật độ và sinh khối thu từng đợt được thể hiện qua các kết quả sau:

Bảng 3.11. Mật độ và sinh khối của giun đất đợt 1 (ngày 15/3/2014)

STT ^\^Công thức CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Ghi

Loài giun n% p% n% p% n% p% n% p% 1 Pontoscole X corethrurus 95,8 3 86,31 87,04 76,71 86,32 76,08 85,52 75,66 2 Pheretima morrisi 4,17 13,69 12,96 23,29 13,68 23,92 14,48 24,34

Hình 3.7. Đồ thị mật độ và sinh khối của giun đất đợt 1 (ngày 15/3/2014)

Qua bảng 3.11 và hình 3.7 cho thấy: số lượng loài Pontoscolex corethrurus chiếm ưu thế ở tất cả các công thức bón phân. Nhưng số lượng loài Pontoscolex corethrurus giảm dần qua các công thức: công thức 1 (95,83%), công thức 2 (87,04%), công thức 3 (86,32%), công thức 4 (85,52%). Số lượng loài Pheretỉma morrỉsi tăng dần qua các công thức: công thức 1 (4,17%), công thức 2 (12,96%), công thức 3 (13,68%), công thức 4 (14,48%). Điều

đó cũng phản ánh đúng quy luật: khi bón phân làm thay đổi tính chất của đất, lượng mùn ừong đất tăng lên cho nên thành phần loài giun đất cũng thay đổi theo.

Sinh khối của loài Pontoscolex corethrurus chiếm ưu thế ở tất cả các công thức bón phân. Sinh khối loài Pheretima morrỉsi tăng dần qua các công thức: công thức 1 (13,69%), công thức 2 (23,29%), công thức 3 (23,92%), công thức 4 (24,32%). Sinh khối loài

Pontoscolex corethrurus giảm dần qua các công thức: công thức 1 (86,31%), công thức 2

Bảng 3.12. Mật độ và sinh khối của giun đất đợt 2 (ngày 15/5/2014) STT ^^^•Công thức Loài giun CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Ghi n% p% n% p% n% p% n% p% 1 Pontoscolex corethrurus 88,9 74,14 80,85 68,23 81,32 62,79 81,45 68,81 2 Pheretima morrisi 11,1 25,86 19,15 31,77 18,68 37,21 18,55 31,19

Hình 3.8. Đồ thị mật độ và sinh khối của giun đất đợt 2 (ngày 15/5/2014)

Qua bảng 3.12 và hình 3.8 cho thấy: số lượng loài PontoscoleX corethrurus chiếm ưu thế ở tất cả các công thức bón phân, số lượng của loài Pheretỉma morrỉsỉ bắt đầu tăng: ở công thức 1 là 11,1%, công thức 2 là 19,15%, công thức 3 là 18,68%, công thức 4 là 18,55%. Tháng 5 bắt đầu mùa mưa, độ ẩm bắt đàu tăng nên sự hoạt động của giun đất cũng bắt đàu tăng.

Pontoscolex corethrurus là loài gốc vùng đồi, phổ biến ở vùng đồi, được sử dụng làm

động vật chỉ thị cho đất nghèo mùn và chua [26].

Pheretìma morrìsỉ là loài phân bố rộng (cả đồng bằng, vùng núi, vùng đồi), được sử dụng

làm chỉ thị cho đất trung tính và có vùng phân bố ở Đông Nam Á [26]. Khi bón phân sẽ làm thay đổi tính chất hóa học của đất, do đó thành phần loài giun đất cũng thay đổi theo.

Bảng 3.13. Mật độ và sinh khối của giun đất đợt 3 (ngày 15/7/2014)

Loài giun đấi\. n% p% n% p% n% p% n% p% chú

1 Pontoscolex

corethrurus

93,42 79,67 87,41 68,09 91,82 82,7 91,69 64,74

Hình 3.9. Đồ thị mật độ và sinh khối của giun đất đợt 3 (ngày 15/7/2014)

Qua bảng 3.13 và hình 3.9 cho thấy: số lượng loài PontoscoleX corethrurus vẫn chiếm ưu thế ở tất cả các công thức bón phân.Tháng 7 lượng mưa đạt 289,4 mm, độ ẩm cao đạt 88% nên số lượng và sinh khối của 2 loài Pontoscolex corethrurus và Pheretỉma morrỉsỉ cũng đạt

cao. Ở công thức 2 sinh khối đạt 35,26%, công thức 4 sinh khối đạt 31,91%, chứng tỏ số cá thể trưởng thành nhiều nên sinh khối tăng. Điều đó chứng tỏ đây là mùa sinh sản của loài

Pontoscolex corethrurus vẫn chiếm số lượng và sinh khối ưu thế, cao nhất vào tháng 3 và

tháng 7, thấp vào tháng 5. Do tháng 3 vừa mới bón phân, và tháng 7 lượng mưa cao nên là mùa sinh sản của giun, nên số lượng thu được nhiều, còn tháng 5 là thời điểm bắt đàu mùa mưa nên sinh khối cũng không cao.

Khi bón phân thành phàn loài cũng thay đổi theo hướng giảm dàn số lượng loài

Trong các công thức bón phân, thì công thức 4 (bón kết hợp hóa học với phân chuồng) là công thức cho mật độ và sinh khối giun nhiều nhất.

về phân bố các loài giun đất theo độ sâu: khu vực nghiên cứu có tầng đất canh tác mỏng do có độ dốc 5°, nên khu vực nghiên cứu có độ đa dạng thành phần loài thấp nhưng mật độ và sinh khối khá cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỬNG của PHÂN bón đến NĂNG SUẤT GIỐNG CHÈ LDP2 và THÀNH PHẦN GIUN đất tại TRẠI THỰC HÀNH THỰC tập TRƯỜNG TRUNG cấp KINH tế kỹ THUẬT yên bái (Trang 88 - 109)