Phân tích môi trường ngành

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của công ty Netnam.DOC (Trang 38 - 43)

II. Phân tích môi trường bên ngoài

2. Phân tích môi trường ngành

Để xây dựng chiến lược có tính đúng đắn cao, các nhà chiến lược phải quan tâm phân tích môi trường ngành. Môi trường này thường mang lại cho doanh nghiệp những sự cạnh tranh hơn là cơ hội. Việc tìm hiểu môi trường

ngành giúp doanh nghiệp biết được mối đe dọa xuất hiện từ phía nào. Michael Porter đưa ra mô hình năm lực nhằm phân tích và xác định rõ những đặc điểm từ năm tác lực là: Đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.

Hình 13 : Mô hình năm lực lượng của Michael Porter

2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Tuy rằng Netnam là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ( ISP) đầu tiên tại Việt Nam, nhưng nó lại không phải là một doanh nghiệp lớn. Hiện nay các đối thủ của Netnam có 10 công ty là :

1. Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT).

2. Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ FPT. 3. Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel).

4. Công ty CP dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigonnet). 5. Công ty CP Viễn Thông Hà Nội (Hanoi Telecom).

6. Công ty Điện tử Tin học Hoá Chất.

Những người muốn vào mới (cạnh tranh tiềm ẩn)

Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Áp lực của người mua Sản phẩm và dịch vụ thay thế Áp lực của các nhà cung ứng

7. Công ty Việt Khang.

8. Công ty Viễn Thông Điện lực. 9. Công ty Cổ phần Công nghệ mạng. 10. Công ty One Connection.

Trong đó, mạnh nhất là 3 doanh nghiệp VDC, FPT và Viettel, hiện 3 doanh nghiệp này đang là nhóm dẫn đầu với 98% thị phần dịch vụ Internet băng rộng tại Việt Nam. VDC được đánh giá là doanh nghiệp đầu tiên tham gia cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam. Hiện VDC đang có phạm vi cung cấp dịch vụ rộng nhất trên 64 tỉnh thành và cung là ISP có số thuê bao lớn nhất. Cho đến thời điểm này, VDC đang là ISP có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với Internet Việt Nam. FPT được nhận định là ISP năng động và đã góp phần tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường Internet Việt Nam.

Hiện nay, FPT là ISP có thị phần Internet đứng thứ 2 sau VDC. Tuy nhiên, FPT chỉ cung cấp dịch vụ tại những thị trường có khả năng sinh lời cao như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ngoài việc đóng góp về phát triển số lượng thuê bao Internet của Việt Nam, FPT còn được nghi nhận vào sự phát triển nội dung trên Internet. Tuy không phải là ISP đầu tiên của Việt Nam, song Viettel lại có ảnh hưởng lớn đối với thị trường Internet băng rộng. Cho đến thời điểm này, chỉ có Viettel mới đủ sức tạo ra cạnh tranh với VDC tại 64 tỉnh thành đối với dịch vụ Internet băng rộng. Ngoài ra, Viettel được nhận định là tác nhân rất lớn để góp phần giảm cước Internet. Còn Netnam cùng 7 ISP còn lại chia nhau 2% thị phần và hoạt động chủ yếu tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Netnam sẽ chấp nhận vị thế thống lĩnh của 3 doanh nghiệp là VDC, FPT, Viettel, bởi họ có cơ sở hạ tầng mạng, còn Netnam thì phải đi thuê lại hạ tầng mạng của họ , mà điều này thì rất khó để Netnam trở thành doanh nghiệp mạnh. Tuy nhiên, một doanh nghiệp vừa và

nhỏ vẫn có thể hoạt động rất hiệu quả, và tạo ra chỗ đứng riêng cho mình trên thị trường.

2.2. Phân tích cạnh tranh tiềm ẩn.

Thị trường dịch vụ Internet Việt Nam là thị trường được nhà nước quan tâm đặc biệt, vì nó không chỉ liên quan đến phát triển kinh tế, mà còn liên quan chặt chẽ đến an ninh, văn hóa – xã hội, giáo dục. Vì thế các doanh nghiệp muốn gia nhập lĩnh vực này cần có nhiều điều kiện đặc biệt và sự hậu thuẫn từ nhà nước, tức là rào cản gia nhập ngành là cao. Tuy vậy dưới yêu cầu của sự phát triển và hội nhập, các rào cản trong tương lai sẽ dần được giảm bớt, và nhiều doanh nghiệp mạnh đã và đang lăm le nhảy vào thị trường này, tạo ra những thách thức lớn cho Netnam và các đối thủ hiện tại.

2.3. Phân tích nhà cung ứng.

Nguồn cung ứng của Netnam bao gồm ba vấn đề chính là : hạ tầng mạng, vốn, nhân lực.

* Hạ tầng mạng : Hiện nay chỉ có 4 nhà cung cấp chính là VNPT, VDC, FPT, Viettel, các nhà cung ứng này đang được hưởng lợi nhiều từ chính sách bảo hộ của nhà nước, gây bất lợi cho những doanh nghiệp phải đi thuê hạ tầng mạng như Netnam. Đây thực sự là một áp lực cho công ty.

* Nguồn vốn : Netnam là đơn vị trực thuộc của Viện Công nghệ thông tin nên nguồn vốn hạn chế, muốn huy động thêm vốn từ thị trường tài chính cũng không được, làm cho công ty gặp bất lợi về sức mạnh tài chính trong cuộc đua tranh khốc liệt hiện nay.

* Nhân lực: Đây là lợi thế lớn nhất của Netnam, công ty được hỗ trợ rất lớn và hiệu quả từ Viện Công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của Netnam luôn dồi dào và có chất lượng cao.

Như vậy yếu tố nhà cung ứng chỉ tạo thuận lợi cho Netnam trong vị thế của một công ty vừa, không có nhiều sức ép lên các nhà cung ứng.

2.4. Phân tích khách hàng.

Khách hàng mục tiêu của Netnam nằm tại hai thành phố lớn có khả năng sinh lợi cao là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và các khách sạn, nhà hàng. Đây cũng lại là thị trường béo bở mà mọi doanh nghiệp trong ngành đều tập trung vào, vì thế khách hàng của công ty có rất nhiều đòi hỏi, yêu cầu cao cả về chất lượng, uy tín, giá cả. Hơn thế nữa nhóm khách hàng này có đầy đủ các thông tin về thị trường dịch vụ Internet. Chính vì thế họ luôn gây áp lực lên công ty, làm cho công ty phải thường xuyên chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để đáp ứng tốt các nhu cầu của họ.

2.5. Phân tích sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế của dịch vụ Internet là dịch vụ điện thoại, bưu chính, truyền hình…. Chúng đã ra đời trước khi có Internet để đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của con người và chúng vẫn tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ với dịch vụ Internet. Tuy nhiên Internet từ khi xuất hiện đã chứng tỏ được tính ưu việt của nó và phát triển với tốc độ bùng nổ trên bình diện thế giới cũng như ở Việt Nam. Cái mà các doanh nghiệp trong ngành phải quan tâm là sản phẩm thay thế trong chính nội bộ ngành : Internet không dây sẽ dần thay thế Internet có dây. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet luôn phải vươn lên, tiếp cận những thay đổi của thị trường để tồn tại. Đây là một thách thức lớn cho Netnam.

* Nhìn chung môi trường ngành của Netnam là rất khắc nghiệt, công ty cần phải luôn tự đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực công nghệ, bám sát nhu cầu của thị trường để có thể tồn tại và phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của công ty Netnam.DOC (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w