Lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của công ty Netnam.DOC (Trang 45 - 49)

Lựa chọn chiến lược có vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Nếu công ty có chiến lược hợp lý thì họ sẽ có thể phát triển tốt. Ngược lại, nếu lựa chọn chiến lược sai lầm sẽ làm cho công ty thất bại và chịu những hậu quả nặng nề, thập chí dẫn đến phá sản. Có thể ví chiến lược như bánh lái giúp cho con tàu cập bến.

1. Xây dựng chiến lược tổng thể.

Như ở phần “ dự tính các khả năng và giả pháp chiến lược” ở trên công ty Netnam thực hiện chiến lược phát triển tập trung là phù hợp nhất. Tuy nhiên công ty chỉ theo đuổi mục đích là mở rộng thì phần nên chiến lược của công ty là “ Mở rộng thị phần”. Để chiến lược này có kết quả cao, công ty Netnam cần xây dựng cho mình những chiến lược chức năng để hỗ trợ thực hiện.

2. Xây dựng chiến lược chức năng.

Chiến lược tổng thể có ý nghĩa là phương hướng để công ty phát triển theo. Còn chiến lược chức năng có vai trò trực tiếp trong việc thực hiện để đạt đến kết quả mong muốn.

2.1. Chiến lược nguồn nhân lực.

Ngày nay, các nhà quản trị khôn ngoan đều khẳng định rằng: nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của công ty. Vì vậy để “nguồn tài sản" ấy giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi người quản trị nguồn nhân lực phải có chiến lược phát triển hợp lý cho đơn vị mình.

Quản trị nguồn nhân lực phải bám sát nhu cầu nhân lực của các phòng ban: Xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ kỹ thuật kinh nghiệm cao, năng động, sáng tạo có tâm huyết với công ty.

Lịch sử quản trị nguồn nhân lực đã chứng kiến những sai lầm tai hại, có được đội ngũ nhân lực tốt nhưng không phân bổ một cách hợp lý có thể dẫn đến hiệu suất thấp, nơi thừa nơi thiếu nhân lực làm cho hiệu quả sản xuất - kinh doanh kém. Điều đặc biệt quan trọng mà nhà quản trị nguồn nhân lực phải tuân theo là giao đúng người đúng việc để có hiệu suất cao nhất, phải phân bổ nhân lực và công việc sao cho hiệu suất cao đi đôi với hiệu quả cao.

Riêng với Netnam đây lại là lợi thế nổi trội nhất của công ty, nên công ty càng cần phải phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực chất lượng cao của mình để hạn chế các điểm yếu về hạ tầng mạng, tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nhằm mở rộng thị trường.

2.2. Chiến lược marketing.

Chiến lược Marketing đòi hỏi phòng Marketing phải xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và có tinh

thần lao động cao. Phòng Marketing phải phân bổ công việc cho nhân viên sao cho họ có thể tận dụng tốt nhất khả năng và năng lực của mình, phải xây dựng hệ thống công việc để đạt được kết quả mà công ty đang mong đợi.

Marketing luôn là một điểm mạnh của công ty, tuy nhiên trong tình hình các đối thủ cạnh tranh cũng ngày càng đầu tư nhiều hơn cho công tác marketing và nhu cầu của khách hàng thay đổi từng ngày , thì công ty càng cần phải thực hiện tốt hơn nữa chiến lược marketing của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.

2.3. Chiến lược tài chính – kế toán.

Hệ thống tài chính - kế toán buộc phải thay đổi theo quy mô của công ty. Khi công ty còn nhỏ về quy mô thì tài chính có thể hạn hẹp, kế toán có thể đơn giản. Nhưng khi công ty được mở rộng thì tiềm lực về tài chính cần mở rộng là điều không tránh khỏi, hệ thống kế toán chặt chẽ là điều bắt buộc.

Công ty mở rộng sản xuất - kinh doanh có nghĩa là nhu cầu về tài chính tăng. người quản lý tài chính phải có chiến lược huy động vốn, cũng có thể tận dụng chính sách tín dụng mà nhà cung cấp mang đến.

Chiến lược tài chính - kế toán không chỉ đòi hỏi nó đáp ứng một cách đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà hơn thế nữa nó phải đảm bảo yêu cầu đủ một cách hợp lý, phân bổ kịp thời với độ hiệu quả cao với mục đích tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm giá thành sản phẩm, công ty có thể định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh và mở rộng thị phần.

2.4. Chiến lược nguồn cung ứng.

Trong tình hình ty vẫn chưa thể có được hạ tầng mạng của riêng mình thì cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, đồng thời tích cực

tìm kiếm các nhà cung cấp mới để nâng cao tính chủ động về hạ tầng mạng. Mặt khác ban lãnh đạo công ty cũng phải tìm cách vận động để Nhà nước và Bộ Thông tin truyền thông , Viện công nghệ thông tin thống nhất tạo ra cho Netnam một cơ chế thông thoáng hơn, có thể tự chủ về hoạt động kinh doanh, huy động nguồn vốn từ thị trường tài chính để trở thành một doanh nghiệp khoa học công nghệ đúng nghĩa.

2.5. Chiến lược công nghệ.

Đây là công việc có tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Ngày nay, có những công ty lớn họ bỏ ra một lượng tài chính khá lớn để nghiên cứu và phát triển công nghệ nhằm đưa công ty nắm lấy ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực sản xuất. Là công ty trực thuộc Viện công nghệ thông tin, Netnam cần tận dụng tốt hơn các mối quan hệ của mình để nâng cao năng lực công nghệ cho công ty, sao cho có thể phục vụ khách hàng kịp thời hơn với chất lượng đường truyền Internet tốt hơn.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NETNAM

Nhằm thực hiện và khai thác có hiệu quả chiến lược kinh doanh đã xây dựng, chuyên đề đề xuất một số điều kiện mà công ty Netnam cần phải hội đủ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển của công ty Netnam.DOC (Trang 45 - 49)