KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Một phần của tài liệu Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 35 - 39)

- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).

4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các biến quan sát thang đo lường khái niệm nghiên cứu, phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được thực hiện. Các

biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi độ tin cậy Cronbach’s alpha từ 0,60 trở lên(8).

Bảng 4.1 cho thấy các khái niệm đo lường vốn xã hội đều có hệ số tin cậy

Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-

Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 (xem phụ lục 4). Điều này cho thấy thang đo lường các nhân tố (thành phần) của khái niệm vốn xã hội đều đáng tin cậy. Các nhân

tố đó là:

Nhân tố 1, tài sản tham gia bao gồm những mục hỏi về mức độ tham gia của

doanh nghiệp vào cuộc họp, hội thảo, hiệp hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh

doanh ở các cấp độ: quận/ huyện (tg1), tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (tg2),

quốc gia (tg5), quốc tế (tg4). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,89 và các biến tg1, tg2, tg3, tg4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản

tham gia, biểu hiện qua hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 (tối thiểu là 0,64).

Nhân tố 2, tài sản quan hệ đo lường mức độ quan hệ thường xuyên của

doanh nghiệp với các chủ thể, cá nhân: chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ

quan ở địa phương (qh1), chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ quan chính phủ về phát triển kinh tế (qh2), các nhà nghiên cứu ở các trường đại học và chính phủ trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp (qh3), các khách hàng và nhà cung cấp (qh4). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,68 và các biến qh1, qh2,

qh3, qh4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản quan hệ, biểu

hiện qua hệ số tương quan biến - tổng của các biến tối thiểu là 0,396.

Bảng 4.1: Hệ số tin cậy nhất quán nội tại (Cronbach’s alpha) của các nhân tố đo lường khái niệm vốn xã hội

Biến

quan sát

Các nhân tố chính Số câu hỏi

đo lường

Cronbach's alpha

TG Tài sản tham gia - mức độ tham gia của

doanh nghiệp vào cuộc họp, hội thảo, hiệp

hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh

doanh

4 0,89

QH Tài sản quan hệ - mức độ quan hệ thường

xuyên của doanh nghiệp với các chủ thể,

cá nhân trong môi trường kinh doanh

4 0,68

TC Tài sản tín cẩn: mức độ nhận thức của

doanh nghiệp về tầm quan trọng của sự tín

cẩn trong các mối quan hệ với các chủ thể trong môi trường kinh doanh

2 0,84

CT Tài sản cạnh tranh - mức độ nhận thức của

doanh nghiệp về các áp lực cạnh tranh

5 0,88

ML Tài sản mạng lưới - mức độ nhận thức của

doanh nghiệp về vai trò của mạng lưới

liên kết để có được thông tin phục vụ cho

cải tiến

13 0,95

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.

Nhân tố 3, tài sản tín cẩn mức độ nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan

trọng của sự tín cẩn trong các mối quan hệ với: khách hàng và nhà cung cấp (tc1),

các tổ chức chính phủ và phi chính phủ với các vấn đề liên quan đến sự cải tiến

doanh nghiệp (tc2). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,84 và các biến

tc1, tc2 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản tín cẩn, biểu hiện

Nhân tố 4, tài sản cạnh tranh đo lường mức độ nhận thức của doanh nghiệp

về các nguy cơ mất khách hàng (ct1), xuất hiện đối thủ cạnh tranh (ct2), sự biến động nhân viên (ct3), tính lỗi thời của sản phẩm (ct4) và sự tiến hoá nhanh chóng về

công nghệ (ct5). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s alpha là 0,88 và các biến ct1,

ct2, ct3, ct4 có tính nhất quán nội tại trong đo lường khái niệm tài sản cạnh tranh,

biểu hiện qua hệ số tương quan biến - tổng tối thiểu là 0,513.

Nhân tố 5, tài sản mạng lưới thể hiện mức độ nhận thức của doanh nghiệp từ

mạng lưới thông tin phục vụ cho cải tiến. Chúng bao gồm thông tin từ mạng lưới

kinh doanh: khách hàng (ml1), nhà cung cấp (ml2), đối thủ cạnh tranh (ml3), các công ty tư vấn (ml4), những công ty trong cùng tập đoàn (ml5); thông tin từ mạng lưới truyền thông: hội chợ/triển lãm (ml6), các cuộc họp/hội thảo với chuyên gia (ml7), dữ liệu từ ngân hàng máy tính và internet (ml8), các chương trình của chính

phủ (ml9), tài liệu về bằng phát minh sáng chế (ml10); những thông tin từ mạng lưới

nghiên cứu: các tổ chức nghiên cứu công (ml11), tổ chức chuyển giao công nghệ (ml112), các trường đại học, cao đẳng (ml13). Nhân tố này có độ tin cậy Cronbach’s

alpha là 0,95 và các biến ml1, ml2, ml3, ml4, ml5, ml6, ml7, ml8, ml9, ml10, ml11, ml12, ml13 đều đo lường được khái niệm tài sản mạng lưới, biểu hiện qua hệ số tương quan biến - tổng tối thiểu là 0,454.

4.4 TÓM TẮT

Kỹ thuật thống kê mô tả cho thấy ngành dệt may là ngành thâm dụng lao

động (chiếm 25% tổng số lao động trong các ngành công nghiệp của cả nước), các doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào chuỗi sản xuất là lao động với giá trị gia tăng thấp (chủ yếu là làm hàng gia công). Trong cơ cấu xuất khẩu, trung bình hàng FOB chỉ chiếm 14% là thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Những hạn chế đó là do các doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư

cho cải tiến, thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị trường và nghiên cứu phát triển trên tổng chi phí rất thấp, lần lượt là 0,51% và 0,6%, điều này dẫnđến

hậu quả là tỷ trọng trung bình doanh thu từ sản phẩm cải tiến chỉ chiếm 6,53% trên tổng doanh thu. Trong tổng thể nghiên cứu có sự khác biệt lớn về quy mô và hiệu

quả sản xuất kinh doanh (thể hiện qua hệ số biến thiên cao) mặt dù sự nhận thức về

vốn xã hội có sự tương đồng nhau (hệ số biến thiên của các biến đo lường vốn xã hội thấp).

Để tiếnđến phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp, phương pháp kiểmđịnh thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đã được thực

hiện. Kết quả cho thấy các thành phần của khái niệm vốn xã hội đều có hệ số

Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correction) đều nhỏ hơn 0,3. Điều này cho thấy các thang đo thành phần của

CHƯƠNG 5:

PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA VỐN XÃ HỘI VÀO

Một phần của tài liệu Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)