Cấp độ quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 53 - 55)

- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).

6.2.1 Cấp độ quản lý nhà nước

Để các doanh nghiệp tiếp cận với vốn xã hội như là động lực và nguồn lực

thực hiện cải tiến. Trước hết, ở cấp độ quốc gia cần phải nhận diện và thừa nhận vốn

xã hội như nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế (giống như các

nguồn lực vốn vật chất và trình độ cộng nghệ). Việc thừa nhận chúng là nguồn lực

quốc gia, nghĩa là chính phủ phải có kế hoạch đầu tư, khai thác bằng các chính sách. Việc xây dựng chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc đầu tư, khai thác

vốn xã hội cần hướng đến những khía cạnh sau:

Thứ nhất, chính phủ cần tổ chức ngày lễ thường niên nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích trong công tác nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm;

Tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng bá thương hiệu ở nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt

Nam với chính phủ các nước, chẵng hạn như xây Nhà Việt Nam ở nước ngoài (chính sách được đề xuất từ kết luậnảnh hưởng của tài sản tham gia đến quyếtđịnh

cải tiến).

Thứ hai, ở cấp độ quản lý ngành cần tạo điều kiện cho việc phát triển các

hiệp hội trong nội bộ ngành, liên ngành và thường xuyên tổ chức đối thoại giữa

chính phủ với hiệp hội trong xây dựng các chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế

(chính sách được đề xuất từ kết luậnảnh hưởng của tài sản quan hệ đến quyết định

và mứcđộ cải tiến sản phẩm).

Thứ ba, trong sạch hóa cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tạo sự tín cẩn cao từ các

doanh nghiệp đối với chính phủ. Để thực hiện điều này, chính phủ cần phải minh

bạch hóa thông tin về các dự án và chính sách công, đồng thời có chế tài thật nặng

với các cơ quan quản lý vĩ mô khi vi phạm “bưng bít thông tin” gây mất lòng tin của

doanh nghiệp (chính sách đượcđề xuất từ kết luậnảnh hưởng của tài sản tín cẩnđến

quyếtđịnh cải tiến).

Thứ tư, chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận

và học hỏi những tiến bộ trong khoa học công nghệ kỹ thuật và quản lý. Chẳng hạn

như quy đinh: “Nhà thầu nước ngoài khi thắng thầuđối với một số công trình nghiên cứu lớn, công nghệ phức tạp phải liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước”. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước học tập và trao

đổi kinh nghiệm, kỹ năng về cải tiến công nghệ cũng như quản lý (chính sách được đề xuất từ kết luậnảnh hưởng của tài sản quan hệđến quyếtđịnh cải tiến).

Một phần của tài liệu Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)