- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).
6.2.2. Cấp độ doanh nghiệp
Để thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sự thiếu vốn vật thể phục vụ cho cải tiến,
doanh nghiệp cần phải suy nghĩ đến nguồn lực bổ sung là vốn xã hội và xem chúng như một nguồn lực quan trọng. Vì lẽ đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý vốn xã hội bằng cách xem chúng là một nguồn lực đưa vào hoạch định
chiến lược kinh doanh trên những phương diện sau:
- Thường xuyên quan tâm đến việc tham gia vào các cuộc họp, hội thảo, hiệp
hội, triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh doanh ở các cấp độ quận/huyện,
tỉnh /thành phố trực thuộc trung ương, quốc gia, quốc tế.
- Thiết lập mạng lưới kinh doanh trên cơ sở giữ vững quan hệ tốt cả chiều
ngang (với các đơn vị khác ngành) cũng như chiều dọc (các đơn vị từ trung
ương đến địa phương trong nội bộ ngành) nhằm tìm kiếm cơ hội và tranh thủ
sự hỗ trợ cho doanh nghiệp cải tiến.
- Xác định sứ mệnh và các giá trị văn hoá doanh nghiệp(12) dựa trên sự tín cẩn
trong các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp cũng như các tổ chức
chính phủ và phi chính phủ nhằm giữ vững thị phần khi thực hiện cải tiến thí nghiệm (giải pháp giảm rủi ro trong cải tiến).
- Hình thành đối tác chiến lược biểu hiện qua mức độ quan hệ thường xuyên của doanh nghiệp với các chủ thể, cá nhân là chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ quan ở địa phương, chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ
quan chính phủ về phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu ở các trường đại học
và chính phủ trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp, các khách hàng và nhà cung cấp.
(12) Xem bài tham luận của tác giả, “Văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội trong doanh nghiệp”, tại diễnđàn