Tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf (Trang 35 - 42)

- Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở

TỈNH LONG AN TỪ 1987 ĐẾN NAY

2.1.1.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hộ

Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai đoạn 1987-1991 tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,7%/năm. Song giaiđoạn 1992 - 1996 bình quân tăng lên 8,6%/năm, nhưng giai đoạn 1997- 2001 lại giảm

xuống 6,4%/năm. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng của Tỉnh

khôngổn định, với biênđộ dao động khá lớn. Những biến động về tăng

trưởng kinh tế này cho thấy kinh tế trên địa bàn Tỉnh Long An đã có chiều hướng giảm trong giai đoạn chịu tác động của cuộc khủng hoảng

tài chính - tiền tệ khu vực Đông và Đông Nam Á (bùng nổ vào cuối

năm 1997, đầu 1998). Điều này cũng khẳng định rằng những khó khăn

và sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế trước tiên phải xuất phát từ

những hạn chế trong nội bộ nền kinh tế trênđịa bàn Tỉnh.

Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2001 ở mức

6,4%/năm này là thấp so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Long

thấp (phương án I) đề ra trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Tỉnh

giai đoạn 1996 – 2010; trong đó nhịp độ tăng trưởng của khối ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại – dịch vụ đều đạt thấp hơn các phương ánđề ra trong quy hoạch.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không đạt các chỉ tiêu Nghị

quyết đề ra là do các yếu tố quốc tế hóa và các cơ chế mới trong nước

tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh, các tác động xấu của

cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Á và Đông Nam Á diễn ra trong các năm 1997-1998. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

này, luồng đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là đầu tư từ các nước Đông

vàĐông Nam Á vào Việt Nam nói chung và Tỉnh Long An nói riêng bị

giảm, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến tổng mức đầu tư toàn xã hội

trênđịa bàn Tỉnh.

Giai đoạn 2002-2007, cùng với đà phục hồi kinh tế của thế giới,

những cải cách mạnh mẽ về pháp lý và kinh tế vĩ mô của Việt Nam

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nổ lực cao của các địa

phương nói riêng và Long An nói chungđã giúp nền kinh tế cả nước và Long An đạt được mức tăng trưởng khá cao, bình quân là 12,6%/năm, nếu trừ năm 2002 (10,3%/năm) thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa

bàn có xu hướng tăng dần, (năm 2003 tăng 9,2%; năm 2004 tăng 9,7%; năm 2005 tăng 10,9%, năm 2006 tăng 11,2% và năm 2007 là 13,5%).

Điều này chứng tỏ Long An bắt đầu phát triển khởi sắc từ năm 2002 và hiện đang đứng ở mức cao của chu kỳ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng

bình quân giai đoạn này vượt mục tiêu tăng trưởng mà kế hoạch đề ra

(8-9%/năm) và sự tăng trưởng đã diễn ra trong tất cả các khu vực kinh

tế, cả ba khu vực kinh tế đều đạt được tốc độ tăng bình quân cao hơn so với các giai đoạn trước. Với tốc độ tăng trưởng này, GDP bình quân

đầu người năm 2007 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 780 USD) tăng gần 6,8 triệu đồng so với năm 2000 và 4 triệu đồng so với năm 2005.

Sơ đồ 2.1:Động thái tăng trưởng kinh tế củaTỉnh từ 1987-2007

4,5%14,1% 14,1% 4,0% 7,9% 9,7% 6,7% 11,9% 14,9% 12,6% 13,5% 11,2% 10,9% 9,7% 9,2% 10,4% 6,8% 6,5% 6,9% 6,5% 5,5% 0,0% 2,0% 4,0% 6,0% 8,0% 10,0% 12,0% 14,0% 16,0% 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 G D P

Nguồn: Cục Thống Kê Long An.

Tăng trưởng khu vực công giai đoạn 1987-1991 rất cao, đạt

14,1% (khu vực tư 0,9%). Giai đoạn này đầu tư xã hội chủ yếu là của

nhà nước do khu vực tư chưa phát triển, chính sách thu hút vốn đầu tư

chưa hoàn thiện. Giai đọan 1992-1996 tăng trưởng khu vực công lại

giảm xuống còn 7% (khu vực tư 10,9%), 3,6% giai đoạn 1997-2001 (khu vực tư 8,1%). Tăng trưởng hai khu vực đều thấp do ảnh hưởng

khủng hoảng kinh tế Đông và Đông Nam Á. Giai đoạn 2002-2007 tăng trưởng khu vực công tăng trở lại 9,2% nhưng vẫn thấp hơn khu vực tư

Sơ đồ 2.2: Động thái tăng trưởng GDP các khu vực từ 1987-2007 Động thái tăng trưởng GDP các k hu vực 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 G D P

Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tư

Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch vàĐầu tưLong An.

Tuy nhiên, dù đã có những sự cải thiện lớn trong giai đoạn từ

2002-2007 so với các giai đoạn trước đó nhưng kinh tế trên địa bàn Tỉnh Long An phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng vớilợi thế và tiềm năng của Tỉnh. Kinh tế bước đầu phát triển theo hướng công

nghiệp hóa nhưng yếu tố hiện đại hóa còn hạn chế, cơ cấu kinh tế Tỉnh

có sự chuyển dịch nhưng chưa mạnh mẽ, từ 1995 đến nay tỷ trọng giữa

các khu vực có dao động nhưng rất nhẹ.

Khu vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, mặc dù có giảm mạnh qua các năm (1995: 56%; 2000: 48%; 2007: 42,6%) nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao ở mức trên 40%. Khu vực thương mại - dịch

vụ chỉ dao động rất nhẹ, hầu như không tăng, ổn định ở mức

29% - 30% (1995: 28,1%; 2000: 29,4%; 2007:29,5%). Khu vực công

vùng KTTĐPN là chưa đáng kể (1995: 15,6%; 2000: 22,5%; 2007: 27,9%).

Với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay, Long An

còn phải nổ lực rất nhiều trong phát triển kinh tế và hội nhập vào Vùng KTTĐPN và cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

trong đó kết cấu hạ tầng phải ưu tiênđi trước một bước.

Sơ đồ 2.3:Cơ cấu kinh tế toàn Tỉnh qua các thời kỳ

Cơcấu kinh tếtoàn tỉnh 56,3 48,1 42,6 15,6 22,5 27,9 28,1 29,4 29,5 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 1987-1995 1996-2000 2000-2007 %

Nông lâm t hủy sản Công nghiệp -xây dựng T hương mại - dịch vụ

Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch vàĐầu tưLong An.

2.1.2.Thực trạng đầu tưcông trênđịa bàn Long An 2.1.2.1. Tổng vốn đầu tưtrên địabàn

Vốn đầu tư phát triển trênđịa bàn Tỉnh Long An những năm gần đây phát triển rất nhanh và góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độ

tăng trưởng của Tỉnh. Từ năm 1987 đến nay, tỷ lệ đầu tưtrên GDP của

Tỉnh tăng bình quân 20%/năm. Từ 31,5% giai đoạn 1987-1991 đã tăng lên 37,5% giai đoạn 1992-1996, sau đó có giảm nhẹ xuống 30,3% giai

đoạn 1997-2001 ( do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Đông Và Đông Nam Á) nhưng tăng trở lại 44,5% giai đoạn 2002-2007.

So sánh đầu tư trong hai khu vực thì tỷ lệ đầu tư trên tổng GDP của khu vực công rất lớn trong giai đoạn 1987-1991, chiếm đến 77,8% trong tổng GDP (khu vực tư 11,4%), giai đoạn1992-1996 chiếm67,5% (khu vực tư 15,9%). Đây là thời kỳ khu vực tư chưa phát triển, vì vậy đầu tư của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhằm thúc đẩy đầu tư các thành phần kinh tế khác phát triển. Thế nhưng tỷ lệ đầu tư trên GDP khu vực công bắt đầu giảm về lượng từ 1997 đến nay ( 1997-2001: 44,5% ; 2002-2007: 39,6%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong khi

đầu tư khu vực tư lại bắt đầu phát triển lớn mạnh và chiếm tỷ trọng cao

trong tổng GDP toàn Tỉnh (1997-2001: 21,8% ; 2002-2007: 28,9%).

Sơ đồ 2.4:Tỷlệ đầu tư trên GDP các khu vực từ 1987-2007

Tl đu tư/GDP các khu vc 77,8 67,5 44,5 39,6 11,4 15,9 21,8 25,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1987-1991 1992-1996 1997-2001 2002-2007 %

Khu vực công Khu vực tư

Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch vàĐầu tưLong An.

Nếu so sánh đầu tư hai khu vực trong tổng vốn đầu tư xã hội thì kể từ năm 2002 trở lại đây đầu tư khu vực công đã bị khu vực tư lấn át. Đầu tư khu vực tư phát triển mạnh kể từ năm 2000, trong đó nguyên nhân chính phải kể đến là do tác động của đầu tư khu vực công. Đầu tư

khu vực công mà sản phẩm chính là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện và có tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư và sự phát

triển của khu vực tư. Nếu như đầu tư khu vực tư giai đoạn 1987-1996 rất nhỏ so với khu vực công (chiếm bình quân 15% trong tổng vốn đầu

tư xã hội) thì bắt đầu từ 1997-2007 đầu tư khu vực tư đã phát triển và có đóng góp rất lớn trong GDP của Tỉnh. Hiện nay, tốc độ đầu tư khu vực này tăng bình quân 47%/năm và chiếm tỷ lệ bình quân trên 60%/năm trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của Tỉnh.

Sơ đồ 2.5:Tổng vốn đầu tư các khu vực từ 1987-2007

Bình quân tổng vốnđầu tưcác khu vực 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1987-1991 1992-1996 1997-2001 2002-2007 t đ n g Tổngđầu tưxã hội Tổngđầu tưkhu vực công Tổngđầu tưkhu vực tư

Nguồn: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch vàĐầu tưLong An.

Đầu tư khu vực tư là nguồn vốn của các doanh nghiệp bố trí đều

cho các ngành công nghiệp, nông lâm thủy sản, kết cấu hạ tầng, nhà xưởng và các ngành dịch vụ khác. Đây là nguồn vốn có tốc độ tăng

trưởng nhanh nhất những năm gần đây và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn

trong cơcấu vốn đầu tư phát triển của Tỉnh.

Trong đầu tư khu vực tư còn có nguồn vốn của nhân dân tập

công mở rộng, nâng cấp đường sá, bồi thường giải phóng mặt bằng các

khu cụm công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Nguồn vốn tín dụng nếu giai đoạn 1996-2000 có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư thì tỷ trọng này bắt đầu có xu hướng giảm dần và hiện chỉ chiếm 1,3% tổng vốn đầu tư

phát triển. Nguồn vốn này chủ yếu dành cho khu vực nông nghiệp và một phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đổi mới

trang thiết bị, tạo ra năng lực sản xuất mới, các doanh nghiệp sản xuất

tư liệu sản xuất phục vụ công tác thu hoạch và sau thu hoạch, công tác

chế biến nông sản phẩm.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng trong

cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Tỉnh. Kể từ năm 2003, với đà phục

hồi, dù chưa được như mong đợi, của kinh tế thế giới cũng như sự hồi

phục khá mạnh của các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á, cộng với nổ

lực cải cách hành chánh, việc thực thi các chính sách và biện pháp ưu

đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của Tỉnh Long An, dòng vốn nước

ngoài đầu tư trực tiếp vào Tỉnh nhà đã có xu hướng gia tăng trở lại và theo đó tỷ trọng trong cơ cấu đầu tư phát triển cũng có xu hướng tăng

dần. Tuy vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trênđịa bàn Tỉnh vẫn chỉ

tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp thực

phẩm (chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc) như

trong thời kỳ trước.Tínhđến tháng 10/2008 Tỉnh đã có 240 dự án FDI

với tổng vốn đăng ký 2,4 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)