Hạn chế trong đầu tư công của Tỉnh

Một phần của tài liệu Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf (Trang 50 - 52)

- Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở

TỈNH LONG AN TỪ 1987 ĐẾN NAY

2.1.2.3.2. Hạn chế trong đầu tư công của Tỉnh

Bố trí đầu tư dàn trải, cơcấu đầu tư chưa mang tính mang tính

đột phá do nguồn vốncó hạn

Việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung cao theo cơ

cấu, chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển. Trong phân bổ đầu tư còn dàn đều trên tất cả các lĩnh vực do xuất phát điểm

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh thấp nên nhu cầu đầu tư các ngành đều bức thiết như nhau. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế

và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định

thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Hiện tại các dự án đầu tư

công nào phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội. Phương pháp phân tích chi phí vòngđời chưađược áp dụng trong so sánh chọn lựa phương án.

Hiệu quả kinh tế đầu tư công chưa cao, thể hiện qua hệ số ICOR luôn cao hơn ICOR chung của toàn Tỉnh và khu vực tư .

Kết quả cho thấy là hệ số ICOR chung trên địa bàn Tỉnh có

chiều hướng giảm dần qua các giai đoạn, điều này chứng tỏ đầu tư trên

địa bàn ngày càng có hiệu quả, giai đoạn 2002-2007 giảm 1,25 lần so

với giai đoạn 1997-2001. Các hệ số này có nghĩa là: trong giai đoạn

1997-2001 phải đầu tư 4,59 đồng để tạo thêm một đồng GDP thì giai

đoạn 2002-2007 chỉ cần đầu tư 3,67đồng để tạo thêm một đồng GDP.

Tuy nhiên, nếu xét từng khu vực thì hệ số ICOR khu vực công

luôn cao hơn khu vực tư, theo lý thuyết nghĩa là đầu tư khu vực công

chưa đạt hiệu quả cao như khu vực tư do đầu tư khu vực công chủ yếu

là hàng hoá công cộng, có vốn đầu tưlớn, thời gian thu hồi vốn lâu.

Sơ đồ 2.8: Hệ số ICOR các khu vực

HệsốICOR các khu vực 5,55 4,25 4,59 3,67 5,64 10,36 17,81 5,77 6,91 3,14 2,96 3,27 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1987-1991 1992-1996 1997-2001 2002-2007

Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tư

Có sự thất thoát và lãng phí trong đầu tư công qua các cuộc thanh tra và kiểm toán với tỷ lệ trên 20%.

Năng lực chủ đầu tư và tư vấn hạn chế, chủ trương chuẩn bị đầu

tư quá nhiều nhưng nguồn lực không đủ để cân đối dẫn đến lãng phí chi phí chuẩn bị đầu tư. Áp dụng phổ biến hình thức chỉ định thầu trên cơ

sở tách nhỏ các hạng mục của dự án nên không tiết kiệm được vốn.

Ngoài ra, chưa có biện pháp chế tài các hợp đồng xây dựng, nhiều dự

án lớn có tiếnđộchậm, làm giảm đi hiệu quả kinh tế, làm mất đi cơhội

thu hútđầu tư.

Chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, chính sách xã hội hoá đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chiđầu tư

công phần lớn do nhà nướcđảm nhận..

Chi đầu tư hàng hoá công của Tỉnh phần lớn do ngân sách nhà nước đảm nhận, chưa thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia xây dựng. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm đi tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của Tỉnh do ngân sách nhà nước không cânđối được cung và cầu trongđầu tư.

Một phần của tài liệu Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)