- Kết cấu hạ tầng xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực tư
Như đã nêu trên,để đáp ứng nhu cầu phát triển, trong những năm
tới, việc huy động GDP vào đầu tư kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải tăng lên. Để đảm bảo có đủ lượng vốn cần, việc đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kết cấu hạ tầng được coi là giải pháp mang tính đột phá, với lợi thế phát triển, Tỉnh Long An có nhiều cơ hội huyđộngđủnguồn vốnđápứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng. Để tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, cần thực hiện một sốbiện pháp chủyếu sau:
Cải tiến mạnh mẽ việc hoạch định chính sách, xây dựng
pháp luật :
Từ bằng chứng về đóng góp cao của khu vực tư vào tăng trưởng
qua phương trình ước lượng tăng trưởng GDP theo hai khu vực đã tính toán: GDP = 983,442 + 1,608 I_g + 2,998 I_p, cho thấy trong giai đoạn
hiện nay, trên địa bàn Tỉnh, đầu tư khu vực tư đang lớn mạnh và phát triển. Vì vậy Tỉnh cần đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực tư, trong cơ
cấu đầu tư cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển
các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức thích hợp để giảm
dần danh mục các công trình sử dụng 100% vốn nhà nước. Vốn nhà nước chỉ tập trung đầu tư công tác quy hoạch, hỗ trợ các công trình hạ
tầng trọng yếu, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước với
các hình thức đa dạng hơn nhưBOT, BTO, BT…
Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, cần nghiên cứu thực hiện
hình thức hợp tác đầu tư công tư (Public Private Partnership - PPP).
Đây là hình thức giảm được chi phí thực hiện và san sẻ rủi ro. Theo
kinh nghiệm ứng dụng PPP ở Singapore, mức giảm chi phí thực hiện
dự án có thể đạt tới 15 - 20%. Các lĩnh vực đầu tư khuyến khích phát
triển theo hình thức này gồm: giao thông, cấp nước, y tế và giáo dục.
Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, thực hiện tốt hoạt động
xúc tiến đầu tư, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách thuận lợi để
tiếp nhận các doanh nghiệp nhất là các đơn vị di dời từ TP.HCM; Chú
trọng đến các giải pháp thu hút vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư
vào đầu tư phát triển.
Tóm lại, các giải pháp nhìn chung có quan hệ tương tác lẫn nhau
và để thực hiện đòi hỏi nhà nước phải tăng cường hiệu quả quản lý của
mình. Thực tế, tác động đến tăng trưởng kinh tế ngoài yếu tố vốn đầu
tư còn có một số yếu tố khác như lạo động, khoa học công nghệ… nhưng đề tài chỉ giới hạn nghiên cứuảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư. Do đó, về dài hạn, để nâng cao hiệu quả đầu tư công và duy trì được
tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở mức hợp lý đi đôi với tăng phúc lợi
và xoá đói giảm nghèo,đòi hỏi phải có cách tiếp cận sâu hơn trong xây dựng chính sách, vì vậy vẫn cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa bằng
KẾT LUẬN
Với nội dung nghiên cứu của luận vănđược trình bày ở các phần trên đã minh chứng rằng, trong thời gian qua đầu tư công đã có tác
động tích cực không những đến tăng trưởng kinh tế của Long An mà cả
trong lĩnh vực an sinh xã hội, thu hút đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư công chưa cao, do nền kinh tế Long An có điểm xuất phát thấp nên phải đầu tưnhiều vào các công trình kết cấu hạ tầng, loại dự án nàyđòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tác động đến tăng trưởng GDP cóđộtrễ nhấtđịnh.
Với nhu cầu đầu tư giai đoạn tới rất lớn nhưng nguồn lực nhà nước có hạn, Tỉnh cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các
hình thức thích hợp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá của Tỉnh.
Thực tế chứng minh rằng, sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy đầu tư công hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực
trong nền kinh tế mà Chính phủ là ngườiđóng vai trò là một trung tâm
của quá trình tái phân phối thu nhập thông qua các khoản đầu tư công. Với ý nghĩa đó, đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong
giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi nhằm sử dụng
các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, đầu
tư công chuyển mạnh sang đầu tư cho phát triển các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xoá đói giảm
nghèo và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có một vai trò rất lớn trong đầu tưcôngđể tạo những bước đột phá phát triển đất nước. /.