Thực trạng vốn tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.pdf (Trang 44 - 49)

1.1.Người gửi tiết kiệm : biết hay không biết ?

Nhiều ngân hàng đang rao lãi suất tiết kiệm lên tới trên 19%/năm để thu hút khách Nhưng muốn đạt lãi suất này, người gửi tiết kiệm phải thoả mãn rất nhiều điều kiện. Trong khi lãi suất gửi tiết kiệm thực tế hiện nay chỉ dao động trong khoảng 17,10 - 18,24%/năm.Chưa bao giờ người gửi tiết kiệm có nhiều lựa chọn cũng như được ngân hàng o bế như hiện nay. Ngoài chuyện lãi suất

được nâng lên để tránh lạm phát, thì hàng loạt các chương trình khuyến mãi, dự thưởng lớn tung ra liên tiếp.Ngân hàng đưa ra nhiều tiện ích gia tăng quyền lợi cho người gửi. Chẳng hạn, lãi suất tài khoản tiết kiệm sẽ tự động

điều chỉnh theo khi ngân hàng điều chỉnh lãi suất (nếu có), nhưng không thấp hơn mức lãi suất gửi ban đầu.Tuy nhiên, các chương trình ngân hàng tung ra không hẳn thuận lợi nằm hoàn toàn về phía khách hàng, có nhiều điều kiện khiến người gửi tiết kiệm khó được hưởng lợi ích.Thông thường các ngân hàng sẽ khống chế thời gian gửi và số tiền gửi khi tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng hoặc khuyến mãi:

Lấy thí dụ, mới đây ngân hàng An Bình (ABBank) tung ra chương trình “Tiết kiệm tỉ phú - vận may vạn lộc”. Chỉ cần mức gửi tối thiểu một triệu

đồng hoặc 50 USD là có thể tham gia chương trình. Nhưng một triệu đồng hoặc 50 USD đó phải gửi với thời hạn 60 tháng. Hoặc muốn kỳ hạn ngắn hơn, ví dụ như 3 tháng thì phải gửi ít nhất 10 triệu đồng.Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt nam (Eximbank) công bố lãi suất tiết kiệm một năm ở mức cao 18,24%, nếu cộng cả lãi suất thưởng (0,6%/năm) vào sẽ lên 18,84%. Nhưng

để được mức lãi suất cao ngất này, người gửi phải gửi từ 10 tỉ đồng trở lên. Còn gửi từ 5 đến dưới 10 tỉđồng chỉđược thêm 0,54%/năm, từ 100 đến dưới 500 triệu đồng chỉ được thêm 0,36%/năm.Ở các ngân hàng lớn như ACB thì mức lãi suất huy động (17,10%/năm) tương đối thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ khác. Nếu cộng mức lãi suất thưởng bậc thang (0,6%/năm) cũng lên

được 17,7%/năm. Nhưng tương tự Eximbank, để có lãi suất thưởng bậc thang người gửi phải gửi từ 100 triệu đồng.ACB cũng là ngân hàng thường tung ra

các chương trình bốc thăm trúng thưởng, khuyến mãi để bù lại cho khách hàng mức lãi suất tiết kiệm khá thấp của mình. Nhưng mức tiền gửi tham gia chương trình tối thiểu ở ACB thường cao hơn các ngân hàng khác, thường ở

mức 5 triệu đồng.

Trên thực tế với lãi suất tiết kiệm cao nhưng các chuyên gia kinh tế cho

rằng người gửi đã không còn thực lời do tốc độ trượt giá quá nhanh; trong khi khách nhà băng vẫn thấy hấp dẫn vì lãi cao nhất trong vòng 5 năm nay. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, mức lãi suất hiện tại ở ngân hàng đến thời

điểm này đã thực âm so với lạm phát.Muốn tính lãi suất tiền gửi tính cho cả

năm thì phải lấy chỉ số lạm phát của cả một năm để so sánh. Ví dụ so với tháng 4 năm trước, lạm phát tháng 4 năm nay đã ở mức 19%, cao hơn 7% so với lãi suất hiện tại của nhà băng(12%). Điều đó cho thấy người gửi đang hưởng lãi suất thực âm.Theo các chuyên gia kinh tế phân tích, lãi suất tiền gửi

được điều chỉnh từng đợt không bắt kịp tốc độ trượt giá liên tục của đồng tiền.Người gửi chỉ được hưởng mức lãi suất dương trong tháng 4 khi chỉ số

giá tiêu dùng còn mức thấp, hiện tại lãi trần 12% cũng đã bị âm so với tỷ lệ

lạm phát bởi tốc độ trượt giá đã đi trước chính sách điều chỉnh lãi tiền gửi. Vì vậy nên để thị trường tự do quyết định lãi suất thay vì áp dụng trần.Giáo sư đại học Hawaii Hà Tôn Vinh, một chuyên gia về hội nhập kinh tế, cũng nhận

định mức lãi suất tiền gửi 12% vào thời điểm tháng 4/2008 là cao nhưng so với lạm phát thì đã âm. Ông Vinh khuyên người dân nên gửi ngắn hạn trong thời điểm này vì không biết sẽ còn những biến động gì. Khi nền kinh tế ổn

định, lúc ấy nên gửi ngân hàng kỳ hạn lâu dài.Dù nhận định lãi tiết kiệm hiện nay đã không thực lời cho người gửi, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng, nếu không gửi ngân hàng, người dân thậm chí không hưởng được mức lãi suất âm

đó nữa. Trong khi đó đồng tiền giữ bên mình nhanh chóng mất giá mà không có khả năng sinh lời thêm đồng nào.

Mặc dù vậy, nếu lại tăng lãi suất đầu vào, tức lãi tiền gửi, thì tất yếu sẽ nâng lãi suất cho vay, đối tượng chịu thiệt là các doanh nghiệp. Nhiều ý kiến chỉ

trích phía nhà băng "mạnh tay" với doanh nghiệp, do vậy, khó có thể chu toàn

để người được vay có lợi trong lãi suất, lại vừa "nhẹ tay" với lãi suất đầu ra cho các doanh nghiệp... Hơn nữa, ngân hàng hiện đang chịu quy định trần lãi suất của Hiệp hội ngân hàng nên dù có biết lãi tiết kiệm thấp hơn tỷ lệ lạm phát cũng khó thể tăng cao hơn.

1.2. Biến động lãi suất tiết kiệm

Sau thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm 2008 gần chạm ngưỡng 16%, một số ngân hàng bắt đầu điều chỉnh lãi suất huy động, tạo khả

năng thiết lập một mặt bằng mới. Mức lãi suất 15,6% không còn là cá biệt, mà

đã được một số nhà băng áp dụng.Ngay sau thông tin tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm được công bố,nhiều khách hang nhận thấy gửi tiền tiết kiệm “chưa ăn thua” nên đã tính tới việc rút tiền gửi tiết kiệm để mua vàng

Theo Tổng cục thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng CPI của Việt Nam ở mức 15,96% so với cuối năm 2007. Tỷ lệ lạm phát trung bình kỳ, một tiêu chí được nhiều ngân hàng trung ương sử dụng khi hoạch định chính sách tiền tệ, lên mức 19,09%. Giá lương thực là một yếu tố quan trọng tác động đến CPI của tháng 5. Sau thông tin này, một số ngân hàng đã công bố điều chỉnh lãi suất huy động tiền đồng. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho hay, từ ngày 28/52008 áp dụng biểu lãi suất huy động mới. Theo đó, lãi suất cho kỳ hạn trên 13 tháng là 14% mỗi năm và với kỳ hạn 12 tháng trở xuống là 14,1-14,4%. Riêng khách hàng gửi 20 triệu đồng trở lên

được hưởng thêm lãi suất thưởng từ 0,24%-1,8% mỗi năm tùy theo kỳ hạn. Trước đó, lãi suất tối đa của ngân hàng này là 14%. Lãi suất cho kỳ hạn 3-12 tháng của Ngân hàng Nam Á cũng từ các mức 14,4-14,8% mỗi năm đồng loạt tăng lên 15,6%. Cùng với Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), đây là 2 nhà băng có mức lãi suất huy động hàng đầu hiện nay.

Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất cơ bản huy động vốn lên 14%, các nhà băng lại bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm trong tư thế

nhìn nhau để lên. Hai ngày sau khi trần lãi suất tiền gửi mở đến 21% (150% lãi suất cơ bản), có nhà băng đã áp biểu lãi suất mới 19,2%, nhiều ngân hàng

điều chỉnh lên 18,6% một năm. Tuy nhiên ngay trong ngày, lãi suất lại được kéo xuống theo mức bình quân chung là 17-17,6% một năm. Ngay sau đó vài ngày,lãi suất tiền gửi VND tại các ngân hàng thương mại không còn xoay quanh 17-17,5% một năm. Mức trên 18% một năm đã xuất hiện ở nhiều nhà băng.Theo biểu lãi suất mới của Nam A Bank, khách hàng gửi tiền các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng hưởng lãi cao nhất là 17,88%. Mức lãi suất trên 18% chỉ áp dụng với khách gửi số tiền lớn. Cụ thểở kỳ hạn 1-3 tháng, ngân hàng áp dụng

lãi suất cao nhất 18,36% một năm đối với khách hàng gửi từ 5 tỷđồng trở lên. Số tiền gửi từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, khách hưởng lãi 18,24%; từ 500 triệu

đến dưới 1 tỷ đồng áp lãi 18,12%. Khách gửi 100 triệu đến dưới 500 triệu

đồng hưởng lãi 18%, trong khi nếu số tiền dưới 100 triệu đồng lãi đã thấp hơn nhiều, còn 17,88% một năm.Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN (VPBank) sáng nay áp dụng mức lãi cao nhất lên đến 18,5% một năm đối với kỳ hạn gửi 6 tháng, với điều kiện khách hàng cam kết không rút trước hạn. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mở ra kỳ hạn 370 ngày để cạnh tranh với các hạn 12 hay 13 tháng; mức lãi lên đến 18,4% một năm. Trong khi

đó lãi suất tiết kiệm tiền gửi kỳ hạn 1-9 tháng tại SCB đang ở mức 17,8%. Hiện nay, hầu hết ngân hàng thực hiện thu phí 0,02% trên tổng số tiền gửi

đối với khách hàng gửi tiền hôm nay ngày mai rút. Một số ngân hàng tạm ngưng cho vay một số loại hình vay và tạm ngưng giải ngân. Đây là biện pháp nhà băng áp dụng nhằm đề phòng khách hàng bất ngờ rút tiền, dẫn đến ngân hàng không cân đối được nguồn vốn, kiểm soát lượng tiền gửi vào - rút ra. Không chỉ lãi suất tiền đồng, lãi suất đôla của một số ngân hàng cũng nhích lên. Sở Giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tại Hà Nội mới đây nâng lãi suất huy động đôla lên mức 5,8-5,9% mỗi năm. Riêng với khách hàng gửi USD với khối lượng lớn, lãi suất có thể được nâng lên 6,8%. Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng điều chỉnh lãi suất đôla cho kỳ hạn 13 tháng lên 7,5% mỗi năm. Với các kỳ hạn ngắn hơn, lãi suất dao động trong khoảng 6,95-7,45%.Lãi suất tiền gửi USD cũng được nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy lên. Hôm nay Ngân hàng Việt Á tăng lãi suất USD lên 6,5% một năm. Cũng trong đợt tăng lãi suất mới này, đối với tiền gửi USD, VIBank áp dụng lãi suất 6,5-7% một năm ở các kỳ hạn 1-6 tháng.

1.3. Vốn huy động tiền Việt giảm

Tính đến hết tháng 8/2008, ước tính tổng số dư vốn huy động trên địa bàn Hà Nội của các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 388.000 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cuối năm 2007. Đây có thể là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong nhiều năm gần đây. Xét về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ, thì vốn huy động ngoại tệ tăng rất mạnh, tới 26,57% so với cuối năm 2007, trong khi đó số dư tiền gửi nội tệ lại giảm 6% so với cuối năm 2007. Xét về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng thì số dư tiền gửi

thành phố lớn khác cũng có tình trạng diễn ra tương tự, vốn huy động bằng ngoại tệ tăng nhanh hơn vốn huy động nội tệ của NHTM. Tại một số NHTM quy mô lớn, việc huy động vốn cũng nằm trong xu hướng chung nói trên.Nguyên nhân của diễn biến trên có nhiều, có thể tổng hợp một số lý do chủ yếu sau đây:

& Trước hết là tiền gửi thanh toán bằng nội tệ của doanh nghiệp và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm nội tệ không kỳ hạn giảm mạnh do lãi suất cho vay cao, tới 20-21%/năm nên doanh nghiệp và hộ gia đình tận dụng vốn cho kinh doanh, hoặc cho đối tác, người thân mượn để kinh doanh.

&Do lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng biến động mạnh, người dân phải chi tiêu nhiều hơn cho cuộc sống, nên số tiền nhàn rỗi có thể gửi NHTM giảm mạnh.Thị trường bất động sản ít giao dịch, giá giảm, nên vốn bị đọng tại lĩnh vực đầu tư này, tiền không quay trở lại NHTM. Một số người mua đất dự án phải tiếp tục đeo đuổi đóng tiền các đợt tiếp theo, nên phải tìm mọi nguồn kể cả vay mượn cá nhân để nộp theo hợp đồng ký với chủ dự án.

&Thị trường vàng diễn biến phức tạp, giá vàng lên cao cộng với lạm phát

cao, nên không ít người sử dụng tiền mua vàng đầu cơ, tích trữ. Thời gian gần

đây, giá vàng lại giảm mạnh, nhiều người thua lỗ, hụt vốn do đầu cơ, hoặc một số khác thì vẫn cứ giữ vàng, nên giảm lượng tiền gửi NHTM.

&Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi, thu hút một

lượng tiền nhất định của nhà đầu tư trở lại thị trường, nên cũng giảm tiền gửi NHTM.Lãi suất tiền gửi USD tại NHTM hấp dẫn, có thời điểm lên tới 8%/năm, hiện nay cũng dao động ở mức 6 – 6,8%/năm.

&Trong điều kiện lo ngại lạm phát, nên không ít người chuyển sang tích trữ

USD, đầu cơ ngoại tệ. Nhiều người gửi USD vào NHTM vừa được hưởng lãi suất hấp dẫn, lại an toàn.

&Trước đây tiền gửi nội tệ của các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,

các chủ dự án đầu tư bất động sản... chiếm vị trí đáng kể trong số dư tiền gửi của các tổ chức tại NHTM, thì hiện nay các chủ dự án phải rút tiền ra để triển khai dự án và thực hiện các nghĩa vụ khác. Các công ty chứng khoán do tình hình khó khăn chung của thị trường, nên giảm tiền gửi tại NHTM. Các công

ty bảo hiểm cũng giảm tiền gửi để thực hiện chiến lược kinh doanh riêng của mình trong bối cảnh cụ thể. Do đó tiền gửi nội tệ của các tổ chức giảm mạnh. Hiện đa phần khách hàng gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 1-2 tháng, nhiều người sử dụng kỳ hạn một vài tuần, một phần vì cho rằng giá tiêu dùng có thể tăng tiếp, một phần đề phòng trường hợp lãi suất tiếp tục nhích lên thì sẽ dịch chuyển sang ngân hàng khác.

1.4. Xu hướng tiền gửi USD vẫn tăng cao

Cũng do diễn biến nói trên nên trong một số thời điểm thanh khoản vốn nội tệ tại các NHTM trở nên khan hiếm, thậm chí cá biệt có thời điểm căng thẳng, mặc dù thời gian gần đây tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Hiện nay nhiều NHTM đang điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất huy động vốn nội tệ và USD, nhưng nhìn chung lãi suất USD vẫn hấp dẫn và tâm lý lo ngại lạm phát vẫn còn, do đó xu hướng tiền gửi USD vẫn tăng cao hơn so với VND tiếp tục diễn ra.Việc điều hành chính sách tiền tệ hầu như chỉ tác động được vào việc tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, còn lãi suất USD thì theo diễn biến của thị

trường tiền tệ quốc tế. Song lãi suất USD hiện nay ở nước ta đang có bất hợp lý lớn.Trong khi lãi suất Libor ( thị trường liên ngân hàng Luân Đôn) và lãi suất Sibor (thị trường liên ngân hàng Singapore) kỳ hạn 1 năm chỉ xoay quanh mức 3% thì lãi suất tiền gửi USD ở nước ta cao gấp 2-2,5 lần; lãi suất cho vay USD cao gấp 2,5 – 3,5 lần. Lãi suất cho vay USD cao đang làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.pdf (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)