VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THÔNG TIN KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế.pdf (Trang 36 - 38)

THỨC ĐỐI VỚI THÔNG TIN KẾ TOÁN

Từ năm 1986, Việt Nam bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa, vai trò của kinh tế tư nhân được thừa nhận, thị trường chứng khoán được khuyến khích phát triển. Ngoài ra, nhà nước cũng cam kết nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được thành lập vào tháng 07/2000, trải qua nhiều bước thăng trầm, phát triển nóng rồi chuyển sang giai đoạn suy thoái tạo tiền đề cho những bước phát triển cả về chất và lượng đối với kênh huy động vốn này.

Hoạt động hợp nhất và sáp nhập (M&A) ở Việt Nam dù mới hình thành nhưng nhanh chóng phát triển cả về số lượng và quy mô. Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế trẻ, có tốc độ tăng trưởng cao, hội tụ các yếu tố hấp dẫn cho thị trường M&A.

Trong những năm vừa qua, việc triển khai những cam kết hội nhập đã và đang thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Các đàm phán song phương và đa phương diễn ra giữa Việt Nam với các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng dần là xu hướng tất yếu đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biệt là khi trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2006. Bằng chứng là trong

lĩnh vực tài chính, Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính (Kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế và bảo hiểm).

Cùng với xu thế ấy hình thành nhiều loại hình kinh tế mới và phát sinh các giao dịch mới như chứng khoán, công cụ tài chính, thuê mua tài sản, đấu thầu, đấu giá, thế chấp, …

Vì vậy, nhà nước cũng đã định hướng rất rõ là thông tin trên báo cáo tài chính phải đáp ứng được nhu cầu thông tin hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu là các nhà quản lý doanh nghiệp, các đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Điều này có nêu trong quyết định số 167/2000/QĐ – BTC và chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Bởi lẽ, thông tin kế toán cung cấp sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp tính toán được hiệu quả kinh doanh từ đó định hướng hoạt động kinh doanh tương lai. Ngoài ra, thông tin kế toán còn hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh và kiểm soát nội bộ.

Ngoài ra, thông tin kế toán còn phục vụ cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Ở vai trò này, kế toán cung cấp thông tin giúp các nhà đầu tư để xác định hiệu quả kinh tế của các lĩnh vực đầu tư, các dự án tài chính, giúp các tổ chức cung ứng vốn đưa ra các quyết định cung ứng vốn. Thêm vào đó, thông tin này còn hỗ trợ cho các đối tượng có lợi ích gián tiếp chẳng hạn như nhà cung cấp, khách hàng…

Vì vậy, trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, thách thức đặt ra đối với thông tin kế toán đó chính là:

- Các thông tin trên các báo cáo tài chính phải mang tính toàn diện và có thể so sánh được giữa các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau;

- Kế toán với vai trò là ngôn ngữ trong kinh doanh phải đưa ra một cách hiểu chung nhất của các đối tượng sử dụng trên toàn cầu;

- Gia tăng lợi ích của người sử dụng thông tin kế toán bằng cách nâng cao chất lượng thông tin, đó là: hữu ích, thích hợp, có thể so sánh và dễ hiểu;

- Thông tin kế toán phải thay đổi phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường;

- Các thông tin kế toán cung cấp phải linh hoạt, chẳng hạn có thể tách biệt rõ giữa mục tiêu tài chính – thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên ngoài chủ yếu là nhà đầu tư, người cho vay và mục tiêu tính thuế - thông tin cung cấp cho cơ quan thuế;

- Thông tin kế toán cần cung cấp trong nền kinh tế thị trường nhằm hướng đến sự phù hợp của thông tin cung cấp với đối tượng sử dụng, tiệm cận với thông lệ quốc tế đồng thời phù hợp với các đặc điểm riêng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế.pdf (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)