MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế.pdf (Trang 63 - 64)

- Vai trò của nhà nước và tổ chức nghề nghiệp

Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam do nhà nước chủ động thực hiện. Do đó, nhà nước luôn duy trì vị trí chủ đạo trong nền kinh tế bao gồm cả việc đề ra quy định trong lĩnh vực kế toán. Và điều này được nêu rõ trong luật định. Theo đó, vai trò của Bộ tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kế toán. (Điều này Việt Nam hoàn toàn tương đồng với Trung Quốc). Để điều tiết và quản lý hoạt động kế toán trong thời gian qua thì Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chuyên ngành đã nghiên cứu và đưa ra các quy định pháp lý về kế toán (Xem phụ lục 9 – Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến kế toán).

Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam thành lập vào ngày 10/01/1994. [14] Trải qua gần 15 năm hoạt động tính đến nay đã có các bước phát triển nhất định tuy nhiên vẫn còn hạn chế, đó là chưa có vai trò chủ động trong quá trình xây dựng chuẩn mực cũng như hướng dẫn nghề nghiệp cho người hành nghề. Theo quy định hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kế toán. Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán [2]

- Ảnh hưởng của thuế

Thời gian để các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế là một gánh nặng đối với doanh nghiệp (1.050 giờ/năm). Hiện nay, các doanh nghiệp phải áp dụng đến 61 biểu mẫu đối với việc kê khai thuế nói chung.

Tham khảo Malaysia liên quan đến thuế, họ đã áp dụng công nghệ và doanh nghiệp có thể kê khai thuế điện tử nên thời gian kê khai thuế của doanh nghiệp ở Malaysia chỉ mất 166 giờ.[4]

Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hệ thống kế toán doanh nghiệp. Ảnh hưởng này không thể hiện trên luật mà nằm trong các quy định của Bộ tài chính. Các quy định này khi xây dựng luôn tính đến việc bảo vệ khả năng thu thuế. Kết quả là mặc dù có sự khác biệt cho phép, nói chung lợi nhuận trên sổ sách kế toán thống nhất với lợi nhuận chịu thuế. Một số ví dụ điển hình cho ảnh hưởng quan trọng của thuế đến hệ thống kế toán như sau:

 Chế độ khấu hao tài sản cố định: Doanh nghiệp chỉ được chọn lựa một tỷ lệ khấu hao trong khuôn khổ quy định theo chế độ quản lý và khấu hao tài sản cố định do Bộ tài chính ban hành. Tỷ lệ này được cơ quan thuế thừa nhận.(Hiện nay chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định được điều chỉnh bằng quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 12/12/2003)

 Chi phí dự phòng: Doanh nghiệp nhà nước chỉ được lập dự phòng giảm giá tài sản theo quy định của Bộ tài chính, chế độ dự phòng này được cơ quan thuế thừa nhận (Hiện nay chế độ trích lập dự phòng được điều chỉnh bằng thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ tài chính).

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế.pdf (Trang 63 - 64)