MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Quan điểm của Geert Hofstede

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế.pdf (Trang 64 - 67)

- Quan điểm của Geert Hofstede

Bảng 3.1 - Bảng điểm chỉ số định hướng văn hóa của Geert Hofstede về Việt Nam

Việt Nam * 70 20 40 30 80

Chú giải:

PDI – Power Distance Index (Chỉ số khoảng cách quyền lực) IDV– Individualism (Chủ nghĩa cá nhân)

MAS – Masculinity (Nam tính)

UAI – Uncertainty Avoidance Index (Chỉ số tránh né các vấn đề chưa rõ) LTO – Long - term Orientation (Chỉ số định hướng dài hạn)

* Các giá trị ước tính

Nguồn dữ liệu: www.geert-hofstede.com, Hofstede scores

Căn cứ bảng điểm của Hofstede bên trên cho thấy nền văn hóa Việt Nam có khoảng cách quyền lực tương đối, chủ nghĩa tập thể, né tránh các vấn đề chưa rõ ràng và định hướng dài hạn. Ảnh hưởng của môi trường văn hóa này phản ánh một hệ thống kế toán hướng về các quy định chặt chẽ, chi tiết và thống nhất của nhà nước về kế toán, các thông tin ít được công khai và báo cáo kế toán theo khuynh hướng bảo thủ hơn.

- Quan điểm lịch sử

 Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo, xuất phát từ nguyên nhân lịch sử đất nước chịu sự đô hộ của Trung Quốc trong một thời gian dài. Dẫn đến biểu hiện vai trò của tập thể hơn là cá nhân, sự tôn trọng những quan điểm chính thức chiếm ưu thế so với những thỏa thuận tự phát.

 Hơn 100 năm là thuộc địa của Pháp nên tác động của nền văn hóa Pháp đến Việt Nam là không thể tránh khỏi. Thể hiện trước đây khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán đầu tiên mà Việt Nam tham chiếu chính là hệ thống kế toán Pháp.

 Dấu ấn của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành hệ thống kế toán Việt Nam. Dẫn đến khó thoát ly quan điểm nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động doanh nghiệp.

Các yếu tố lịch sử nêu trên đã hình thành một hệ thống kế toán đặt nặng vấn đề quản lý của nhà nước và sự tuân thủ chế độ cũng như nguyên tắc. Kế toán với vai trò là công cụ phục vụ cho doanh nghiệp luôn đặt sau yêu cầu của nhà nước nên sự xét đoán nghề nghiệp không thể hiện rõ nét.

Tất cả những nhân tố tác động như phân tích trên ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia. Vậy, bài toán hội tụ kế toán quốc tế Việt Nam cần giải quyết là phải cân nhắc các vấn đề như sau:

- Yêu cầu xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán phải tạo ra một tiêu chuẩn thông tin tài chính thống nhất, chất lượng cao trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành nhằm gia tăng tính so sánh giữa các loại báo cáo tài chính và tính minh bạch. Ngoài ra yêu cầu này cũng giải quyết được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong quan hệ thương mại với các đối tác trên thế giới;

- Xuất phát từ nhân tố môi trường chính trị, pháp lý của Việt Nam đó là nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam và hội nghề nghiệp chưa có vị trí chủ động trong quá trình xây dựng chuẩn mực cũng như hướng dẫn nghề nghiệp cho người hành nghề;

- Phương thức tiếp cận của Việt Nam để đạt được mục tiêu “hội tụ kế toán quốc tế” đương nhiên phải dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng đảm bảo phù hợp với đặc điểm riêng của quốc gia;

- Quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phải xét đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, biến động của môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế.pdf (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)