Tiếp thị du lịch có thể tiến hành qua rất nhiều phương thức khác nhau. Sau đây là hững phương thức cơ bản.
- Tiếp thị qua phương tiện thông tin đại chúng như báo trí, truyền hình, phát thanh, mạng Internet. Trên thực tế tất cả các doanh nghiệp lữ hành đã tận dụng triêt để loại phương tiện du lịch này. Nhìn vào các mặt báo ở nước ta như: tiền Phong, Văn Hóa Thể Thao, Lao Động, Phụ Nữ, Du Lịch…
ta đều thấy rất nhiều quảng cáo về chương trình du lịch. Ngay trên cả Internet cũng đã xuất hiện những trang quảng cáo du lịch Việt Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp du lịch đang xử dụng phương thức này một cách phổ biến.
- Tiếp thị qua các hãng lữ hành với phương thức này, các hãng lữ hành gửi chương trình du lịch cho nhau để tiếp thị lẫn nhau. Trên thực tế các hãng lữ hành ở Việt Nam đang sử dụng phương thức này.
- Tiếp thị qua hội chợ. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới luôn tổ chức những hội chợ khác nhau, trong đó có những hội chợ chuyên nghành. Thông thường nghành nào lĩnh vực nào đều tổ chức hội chợ của riêng nghành đó, lĩnh vực đó. Như vậy ở trong nước cũng như trên thế giới thường niên tổ chức hội chợ du lịch. Đay là nơi chủ yếu trưng bày các chương trình du lịch để tiếp thị, tìm đối tác ký kết hợp đồng chương trình du lịch. Chính vì vậy hội chợ nói chung, hội chợ du lịch nói riêng là một trong những phương thức tiếp thị du lịch hiệu quả. Sản phẩm mang đến hội chợ du lịch ngoài chương trình du lịch còn có nhiều loại hình văn hóa phụ họa cho chương trình. Các nhà kinh doanh du lịch thường sử dụng các loại hình nghệ thuật, thú ẩm thực để minh họa cho những chương trình của mình tại hội chợ. Ví dụ hội chợ du lịch Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Giảng Võ
năm 1995 có gần 100 doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành tham gia với rất nhiều chủng loại chương trình du lịch và những loại hình nghệ thuật như: Quan họ, hát chèo, múa rối, các món ăn thức uống… để phụ họa cho chương trình. Qua hội chợ đã ký kết được trên 50 hợp đồng chương trình giữa các đối tác.
- Tiếp thị qua các tổ chức khác. Nói đến các loại hình tổ chức này thì rất phong phú. Các nhà tiếp thị du lịch phải năm được để qua đó tiếp thi du lịch. Ví như tùy viên thương mại, tùy viên văn hóa tại các xứ quán các nước; tổ chức thanh niên; tổ chức phụ nữ hội nhà báo; hội nhà văn; các tổ chức thể thao, văn hóa ; kinh tế…trên thực tế ở nước ta cũng như ở các nước khác có tổ chức phi lữ hành đã đóng một vai trò quan trọng giúp các nhà tiếp thị du lịch tiếp thị có hiệu quả. Trong đó các tổ chức hàng không như Việt Nam Airline, Paccific Airline là những đơn vị quan trọng trong tiếp thị du lịch. - Tiếp thị qua cá nhân. Đó là những cá nhân đang sinh sống ở những thị trường du lịch.Ví dụ, số lượng Việt kiều ở các nước là một lực lượng tiếp thị du lịch cho các hãng du lịch lữ hành Việt Nam. Lực lượng này cũng là một đội quân quan trọng trong quá trình tiếp thị du lịch. Trên thực tế trong những năm qua các hãng lữ hành Việt Nam đã sử dụng lực lượng này để tiếp thị du lịch.
- Tiếp thị qua các hội thảo, hội nghị, chung kết bóng đá, festival thể thao,các cuộc thi hoa hậu, biểu diễn thời trang… Đây cũng là những cơ hội để các hãng lữ hành quảng cáo cho các chương trình du lịch của mình. Ví dụ: giải chung kết bóng đá thế giới, khu vực là những dịp rất tốt để tiến hành tiếp thụ du lịch. Nói cách khác, phương thức tiếp thị du lịch là cực kỳ đa dạng, phong phú. Vấn đề đặt ra là các nhà tiếp thị có phát hiện được những phương thức độc đáo hay không và tìm ra cách tiếp thị tối ưu để tiến tới ký kết các hợp đồng chương trình du lịch. Muốn kinh doanh du lịch có hiệu quả trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay buộc phải tìm ra cách tiếp thị đã quen thuộc thì hiệu quả của nó không cao. Tiếp thụ du lịch đòi hỏi vốn ban đầu. Các nhà kinh doanh du lịch phải hình dung được để sẵn sàng tạo vốn cho các công đoạn tiếp thị. Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta các hãng lữ hành đã dùng rất nhiều phương thức để tiếp thị du lịch, nghĩa là bán – mua các chương trình du lịch dể tìm kiếm thị trường và đối tác. Tuy nhiên muốn tiếp thị du lịch có hiệu quả không có con đường nào khác là vừa phải am hiểu chương trình du lịch, vừa phải am hiểu nhu cầu của du khách. Nhu cầu nào có chương trình đó. Không rơi vào tình trạng lạc địa chỉ. Đây là một công việc đòi hỏi trình độ khoa học chuyên nghành và một nghệ thuật tiếp thị bậc cao chứ không đơn giản như tiếp thị các loại hàng hóa khác. Bởi lẽ mọi hàng hóa đều có thể nhìn sờ, lựa chọn được ngay. Song hàng hóa “chương trình du lịch” hoàn toàn chỉ mới biết được ở mức độ ở mức độ bản
thu nhỏ của chương trình hoặc cao hơn là những mô hình. Ví dụ chương trình du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội, 4ngày 3 đêm, giá 500.000 đ/người đem bán ra thị trường, người “mua” chỉ mới “kiểm tra” được qua bản thu nhỏ cúa chương trình mà thôi. Cũng có thể du khách đã hình dung được qua các băng hình dung được các băng hình, các cuốn sách giới thiệu chương trình du lịch. Song đó vẫn là nhận biết hàng hóa gián tiếp. Chính đặc điểm này thúc đẩy du lịch phát triển, nghĩa là thúc đẩy nhu cầu của khách du lịch phát triển, nghĩa là thức đẩy nhu cầy của du khách muốn được thẩm nhận trực tiếp , tắm mình trong không khí trực tiếp của các điểm du lịch đã có trong chương trình. Vì vậy nhân viên tiếp thị du lịch phải thật sự am hiểu chương trình du lịch của doanh nghiệp mình để bằng ngôn ngữ mà chinh phục đối tác. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa tiếp thị du lịch với những loại tiếp thị khác. Không am hiểu Hà Nội, Vịnh Hạ Long không thể tiếp thị thành công chương trình du lịch Hà Nội – Hạ Long - Hà Nội. Không am hiểu chương trình thì chỉ còn lại đơn giản là người mách bảo có một chương trình như vậy mà thôi. Xết tận cùng thì điều này dễ hiểu, thật đơn giản : tiếp thị loại hàng hóa nào pahir hiểu được đặc tính hàng hóa đó để chuyển đúng đến những thị trường tương ứng. Hiện nay tình trạng đào tạo cán boojtieeps thi du lịch ở nước ta hầu như chưa đi vào đặc điểm này, trọng tâm này. Tất cả chỉ mới dừng lại ở marketing đại cương. Phải di sâu vào tiếp thị chuyên ngành mới đáp ứng được sự phát triển của công nghê lữ hành. Nội dung chuyên ngành ở đây chính là giá trị văn hóa du lịch và những đặc điểm riêng của khách du lichjlaf muốn thẩm nhận những giá trị độc đáo, khác lạ với quê hương. Điều này không thể dừng lại ở marketing chung chung mà phải đi sâu vào tiếp thị chuyên nghành.
Tóm lại, tiếp thị để bán chương trình du lịch là công đoạn thứ nhất của bước thứ hai trong chu trình kinh doanh lữ hành. Điểm đích của công đoạn này là tạo ra những hợp đồng tiền khả thi. Đó là bước chuẩn bị để giúp giám đốc các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng chương trình du lịch với đối tác mà người ta thường gọi là bên B. Để tiếp thị có hiệu quả, nhiều doang nghiệp lữ hành đã đặt văn phòng đại diện ở những thị trường trọng điểm. Ví dụ công ty du lịch Sài Gòn đã đặt văn phòng đại diện ở một số địa bàn trong nước và quốc tế.