1. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
4.2.1 Ảnh hưởng của nền kinh tế
+ Chỉ số giá tiêu dùng
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 đạt mức tăng cao nhất trong năm (1,38%). Tính chung cho cả năm, CPI bình quân tăng 6,88%, đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
+ Tốc độ tăng trưởng
Trong năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP năm 2007 đạt 8.48%, nhưng sang năm 2008 GDP chỉ còn 6,23%.
Năm 2007 được xem là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng toàn diện. cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. So với năm 2006, tỷ trọng
của ngành nông lâm ngư nghiệp giảm, nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên. Giá trị tăng của ngành dịch vụ cao hơn mức tăng GDP và cao hơn mức tăng so với cùng kỳ năm 2006. Điều này đã góp phần cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Các ngành dịch vụ có giá trị cao như : ngành ngân hàng, hàng không, du lịch… được khai thác và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Ngành hàng không là ngành kinh tế phát triển mạnh vào những năm tiếp theo. Nếu năm 2007 khép lại với những thành công rực rỡ của nền kinh tế Việt Nam và những yếu tố bên ngoài chưa có tác động rõ rệt thì đến năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, lạm phát bùng nổ đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng năm 2008 đã giảm xuống mức 6,23%, giảm 2,17% so với 2007, thất nghiệp tăng lên mức 4,6%, cao hơn 0,4% so với năm 2007.
Nói chung tốc độ tăng trưởng của khu vực đang tăng cao, có chiều hướng dịch chuyển tăng dần tỷ trọng dịch vụ và du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. IMF khuyến nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cần duy trì mạnh mẽ các chính sách chống suy thoái theo chu kỳ, và chống những nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế. Chính sách tài chính của các chính phủ, trong đó có các gói kích cầu trong năm 2009 và những năm tiếp theo, cũng rất quan trọng để giúp nền kinh tế đứng vững trước nguy cơ suy thoái.
+ Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân tính trên đầu người từ 835 USD của năm 2007 tăng lên 960 USD vào năm 2008 (đạt hơn 90% so với kế hoạch) và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009.
Các giám đốc điều hành IMF hoan nghênh thành tích rất ấn tượng của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và giảm đói nghèo nhanh. Theo IMF, những nỗ lực tiếp tục cải thiện nền kinh tế theo định hướng thị trường đã làm cho Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, GDP của Việt Nam tăng 8,4%.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ này được duy trì trong những tháng đầu năm nay, do tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nguồn thu từ xuất khẩu đạt khá.
Thời gian gần đây, các ngân hàng trong nước thận trọng hơn với các khoản cho vay.
Theo đánh giá của IMF, việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng như vậy, nếu được duy trì, sẽ giúp kiểm soát lạm phát, hạn chế nợ tồn đọng ở các ngân hàng.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Việt Nam đã nghiêm túc chấp hành những nghĩa vụ của một thành viên IMF, xây dựng kế hoạch để đồng Việt Nam được chuyển đổi hoàn toàn trước 2010, cho phép các ngân hàng tự do quyết định tỷ giá trong giao dịch tiền tệ. Đánh giá cao những nỗ lực này, Ban giám đốc điều hành IMF cho rằng tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giúp nền kinh tế chịu được những cú sốc từ bên ngoài và quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn.
Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm rất khả quan và tiếp tục thuận lợi trong trung hạn. Đáng chú ý, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng ngoài dầu thô và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Dự báo, GDP năm nay đạt hơn 970 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm ngoái. Thu nhập bình quân đầu người năm nay đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm ngoái.
+ Lạm phát:
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 4,606% và trong các năm tiếp theo sẽ lần lượt tăng lên 5,322% năm 2010, 5,959% năm 2011 và đến năm 2014 là 7,044%, còn thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2009 là 8,868 tỷ USD, thâm hụt năm 2010 tăng lên 9,716 USD.
Theo IMF, suy thoái toàn cầu đang đi đến hồi kết, nhưng một sự phục hồi chậm chạp vẫn còn ở phía trước. Theo đó, nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng trở lại nhờ kết quả hoạt động mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á và sự ổn định hay sự phục hồi kinh tế khiêm tốn của các nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh tế nhìn chung chậm, hoạt động kinh tế vẫn còn kém hơn nhiều so với mức độ trước khủng hoảng.
+ Dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới (2009-2010)
Kinh tế năm 2009 tăng trưởng ở mức 5% nhưng lạm phát được khống chế ở mức 7% và lãi suất cơ bản xuống 7%.
Bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có mức tăng cao. Hơn nữa, những khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phảm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch; lạm phát ở các nước có khả năng cao cũng là những trở ngại cho xuất khẩu và cuối cùng là do cầu tiêu dùng thế giới còn thấp.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng dần, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng vẫn còn hạn chế do các công ty lớn đang trong thời kỳ hồi phục, cần nhiều vốn cho phát triển. Bộ Tài chính nhận định, do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nước, một lượng tiền lớn được đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu ở nước ngoài.
Khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đã có dấu hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều rủi ro, chưa ổn định; thị trường vàng còn biến động nhiều cũng tác không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mô của Việt Nam.
Tổng quan về kinh tế Kiên Giang năm 2009 :
Bảng 11: Các chỉ tiêu phát triển của Kiên Giang năm 2009
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 2009/2008 Số tiền % Vốn đầu tư 2.406,6 3.859,5 1.452,9 60,4 Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 16.870 20.160 3.290 19,48
Kim ngạch xuất khẩu 338,2 355,2 170 5,02
Kim ngạch nhập khẩu 459,6 362,6 (970) (21,1)
Thu ngân sách nhà nước 1.134,8 2.294,7 1.159,9 102,22
Du lịch dịch vụ 223,74 478,82 255,08 114
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2009)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được chỉ tiêu du lịch dịch vụ tăng rất cao. Yếu tố này có tác động tốt đến hoạt động của VKG. Các chỉ tiêu phát triển đều tăng cho thấy tiềm lực phát triển của tỉnh. Tỉnh có phát triển mạnh mẽ thì các doanh nghiệp, các công ty trong tỉnh mới có thể củng cố và phát triển.
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý 3.859,5 tỷ đồng, đạt 67,98% kế hoạch, tăng 60,50% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng 20.160 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch và tăng 19,48% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực Nhà nước tăng 17,07% và khu vực ngoài Nhà nước tăng 19,63%.
Kim ngạch xuất khẩu 470,2 triệu USD, đạt 94,04% kế hoạch và tăng 5,04% so với cùng kỳ, trong đó :
+ Hàng nông sản, xuất 366,25 triệu USD (chiếm 77,89% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh), vượt 16,27% kế hoạch cả năm và tăng 8,63% so với cùng kỳ.
+ Xuất khẩu gạo đạt 964 ngàn tấn, vượt 37,74% kế hoạch và tăng 50,40% so với cùng kỳ;
+ Hàng thủy sản, 86,7 triệu USD, đạt 51,01% kế hoạch và giảm 15,07% cùng kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu 19,6 triệu USD, đạt 65,48% kế hoạch và giảm 21,1% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện 2.294,7 tỷ đồng, đạt 102,22% dự toán cả năm.
Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 3.080 tỷ đồng, đạt 85,2% dự toán cả năm, trong đó: Chi cho đầu tư phát triển 550,445 tỷ đồng, đạt 60,5%.
Du lịch dịch vụ cả năm có 2,6 triệu lượt khách đến các khu, điểm du lịch, đạt 97,7% kế hoạch và giảm 2,6% so với cùng kỳ. Trong đó, có trên 830 ngàn lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, tăng 6,3% so cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,68% và tăng 6,95% so với cùng kỳ năm 2008 trong đó nhóm hàng nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với mức
tăng 2,04%, tiếp đến là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,83%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,23%.
Dự báo kinh tế Kiên Giang
Năm 2009 Kiên Giang đã kiềm chế được suy giảm kinh tế và duy trì mức tăng trưởng GDP khá (10,5%), đứng thứ 6 trong 13 tỉnh, thành ĐBSCL, trong đó nông – lâm – thuỷ sản tăng 3,1%, công nghiệp – xây dựng tăng 12,3%, thương mại – dịch vụ tăng 20,9%. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp còn 44,2% (giảm 3,24% so với 2008), công nghiệp – xây dựng 24% (tăng 0,82%), dịch vụ 31,8% (tăng 2,42%). GDP bình quân đầu người theo giá hiện tại đạt 1.167 USD, theo giá cố định 1994 đạt 906 USD. Thu nhập bình quân đạt gần 40 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 468.825 tấn, tăng 9,41% so với cùng kỳ 2008.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 23 ngàn tỷ đồng, tăng 17,7% so với 2008. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,12% do chịu tác động tiêu cực từ giá xăng, dầu, gas, đặc biệt là giá vàng đã tăng đến cực điểm vào tháng 11 vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 510 triệu USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông, thuỷ sản các loại. Đáng mừng là bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, lượng du khách đến tỉnh đạt trên 4 triệu lượt, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2008, trong đó có khoảng 90 ngàn lượt du khách quốc tế.
Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 478,82 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển cả năm đạt trên 12,4 ngàn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2008. Tính đến cuối tháng 11/2009, tỉnh đã thu hút được 42 dự án đầu tư mới với tổng số vốn trên 46,5 ngàn tỷ đồng. Luỹ kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 430 dự án với vốn đầu tư dự kiến trên 247 ngàn tỷ đồng, trong đó đã có 160 dự án đi vào hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh có 15 dự án đầu tư nước ngoài – FDI với số vốn đăng ký trên 2,8 tỷ USD, trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động, riêng đảo Phú Quốc có 7 dự án. Trong năm, ngành chức năng của tỉnh đã cấp giấy phép kinh doanh cho 795 doanh nghiệp, tăng 11% so với năm 2008, tổng vốn đăng ký mới trên 2 ngàn tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách ước đạt trên 2,49 ngàn tỷ đồng, vượt 11% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11,7% so với năm trước. Tổng chi ngân sách trên 4
ngàn tỷ đồng, bằng 112,4% dự toán, trong đó chi cho đầu tư phát triển trên 1,47 ngàn tỷ đồng, bằng 132,5% kế hoạch.
Bước vào năm 2010 – năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
việc tổng kết kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và đề ra phương hướng, chiến lược, nhiệm vụ cho giai đoạn 5 năm 2011 – 2015. Quyết tâm lập thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, công tác, chiến đấu chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Tỉnh uỷ Kiên Giang đã đề ra mục chung là phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.000USD (giá 1994). Tỷ lệ xã trong đất liền có đường đến trung tâm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt 80% và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 95%, nước sạch 90%, hộ nghèo giảm còn 4,5%.
4.2.2 Xu hướng khách đến Việt Nam tăng cao
Du lịch là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia, đặc biệt là nguồn thu từ khách du lịch quốc tế. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng, đạt 294 ngàn lượt khách, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng đầu năm, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 2,77 triệu lượt khách, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2008.Năm Du lịch quốc gia 2010 sẽ có nhiều hoạt động phong phú như lễ công bố Năm Du lịch 2010; phát động phong trào “Người Hà Nội đón bạn thăm nhà”, “Năm Du lịch Xanh” cho Hà Nội; tổ chức thi hướng dẫn viên du lịch giỏi Hà Nội; Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội 2010; liên hoan ẩm thực Hà Thành; hoàn thành một số dự án du lịch; đầu tư, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới.
Mặc dù ít nhiều chịu sự tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, năm vừa qua ngành du lịch Việt Nam (DLVN) vẫn gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Thành công đó nhờ vào những nỗ lực của ngành du lịch triển khai nhiều hoạt động thiết thực quảng bá hình ảnh vẻ đẹp Việt Nam.Và, năm 2010 sẽ hứa hẹn là một năm có nhiều "điểm nhấn" của toàn ngành DLVN nhằm góp phần khôi phục lại vị thế của một nền kinh tế mũi nhọn.
Trong năm vừa qua, các nước trên thế giới phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động... điều đó đã ảnh hưởng lớn tới ngành du dịch.
Ngay tại thị trường nội địa, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với những diễn biến bất lợi của tình hình dịch bệnh, bão lụt dữ dội trên diện rộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của DLVN trong năm 2009.
Ảnh hưởng rõ rệt nhất khi ước tính tổng số khách quốc tế đến VN trong năm qua chỉ đạt 3,78 triệu lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Cũng theo dự báo, năm 2010 sẽ vẫn là một năm khó khăn đối với ngành du lịch.
Tuy nhiên trong bối cảnh khách DL quốc tế giảm sút, khách nội địa lại bất ngờ tăng nhanh. Nhờ những biện pháp kích cầu DL, đặc biệt là chương trình "Ấn tượng Việt Nam" mà trong năm qua lượng khách nội địa đạt 25 triệu lượt, tăng 17%. Doanh thu từ DLVN ước khoảng 68 đến 70 nghìn tỉ đồng, tăng 9% so năm 2008".Nhiều năm qua hầu hết các chính sách của DLVN chỉ tập trung vào thị trường khách quốc tế mà đáng lẽ ra với thị trường nội địa - 86 triệu dân - cần chú trọng nhiều vào sự đầu tư thì lại không được sử dụng. Với lượng khách quan trọng này, ngành DL sẽ có những biện pháp tập trung và xúc tiến mạnh mẽ vào thị