II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Do tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi theo từng năm và có thể phân thành các nhón chính như: Việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chứic sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm nhân tố dều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có nột số nhân tố có thể định hướng được mức tác động của nó đến lợi nhuận.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thì giá mua và giá bán có ảnh hưởng nhiều nhất, tuy nhiên thị trường luôn biến động trong những năm gần đây, nên đây là hai nhân tố công ty không thể chủ động được. Vì vậy muốn tăng lợi nhuận công ty tăng khối lượng bán ra và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.
Lợi nhuận năm 2007 tăng so với 2006, nguyên nhân do sự thay đổi của các nhân tố khối lượng hàng hoá tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng đều tăng cao, chủ yếu là do lượng hàng hoá bán tái xuất tăng và bán nội bộ tăng lên đáng kể, mặc dù giá bán tăng rất cao, nhưng phần tăng của giá bán gần như bằng phàn tăng của giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên rất cao, tỷ lệ tăng gần bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán, chi phí bán hang và quản lý doanh nghiệp tăng lên rất cao, tỷ lệ tăng gần bằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán. Tuy nhiên chính nhân tố khối lượng hàng hoá đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng cao,
Muốn đạt hiệu quả cao nhất thì các nhà quản trị phải phấn đấu nổ lực tìm hiểu mọi vấn đề tác động đến hoạt đông kinh doanh của mình, từ đó đề ra những biện pháp khác phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh trong tương lai,… Mục đích cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty vấn là lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn vẫn là bình ổn giá cả xăng dầu, giữ vững an ninh quốc phòng trong toàn khu vực đồng bằng song cửu long nói riêng và cả nước nói chung.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nước
Tạo điều kiện cho công ty cũng như các cửa hàng trực thuộc kinh doanh thuận lợi bằng việc thực hiện các chính sách thông thoáng, chính sách đầu tư về vốn, cũng như cho vay với lãi suất ưu đãi.
Gía xăng dầu bán ra cần được điều chỉnh ở mức độ tăng hay giảm vừa phải, và tốt nhất nên thông báo trước về tình hình biến động về giá cả xăng dầu cho toàn thể các cá nhân, tổ chức đều biết trước khi tăng giá bán ra, để họ có thể kịp thời thích ứng và chính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng có thời gian chuẩn bị tốt nhất cho các phương án kinh doanh của mình phù hợp với sự thay dổi đó.
Ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với nhập khẩu xăng dầu và tạm nhập tái xuất xăng dầu, tạo điều kiện thận lợi hơn cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên còn nhiều điểm không khả thi mà nhà nước cần phải sửa đổi để việc thực hiện được khả thi hơn.các đơn vị không thể kiểm soát hết chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình, vì vậy nhà nước cần phải có đội ngũ quản lý thị trường đủ mạnh để có thể hạn chế bớt những gian lận th ương mại trong kinh doanh xăng dầu.
Tạo quỹ bình ổn giá cả xăng dầu.
Việc bức xúc giá xăng dầu tăng giảm sẽ không được giải quyết cách căn bản cho người tiêu dung, nếu giá cả lại quyết định ít nhiều bằng biện pháp hành chính.
Việc tạo một sân chơi bình đẳng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xăng dầu không những sẽ làm cho giá xăng dầu mang tính thị trường hơn mà còn còn giúp các doanh nghiệp này nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh để cạnh tranh và tồn tại. Gía bán xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước do doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu qui định bảo đảm b ình ổn thị trường, sản xuất và đời sống nhân dân, kể cả các địa bàn xa cần tiếp nhận hoặc nơi sản xuất chế biến xăng dầu. Ngoài ra cũng cần phải xác định rõ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có tích lũy và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình,
chính vì vậy, doanh nghiệp được quyền định giá bán lẻ phù hợp với từng địa bàn đối với hệ thống phân phối của mình.
Cần thay đổi phương thức bù lỗ đang thực hiện như hiện nay, có thể thực hiện bù lỗ theo phương thức cố định như khoán cố định mức lỗ trên mỗi lít dầu, nhằm tạo sự phấn đấu của từng doanh nghiệp nhập khẩu trong tiết kiệm chi phí, tăng cường công tác quản lý phân phối trong khâu bán hàng. Thực tế thời gian qua bù lỗ theo chi phí của từng doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng đã phát sinh sự cạnh tran không mạnh về thù lao đại lý, nhằm tranh giành khách hàng, gây rối loạn hoạt động hệ thống phân phối của từng doanh nghiệp nhập khẩu và két quả cuối cùng của các doanh nghiệp nhập khẩu đều được bù lỗ.
6.2.2 Đối với công ty
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ tài giỏi, có thực lực, biết sáng tạo, nhạy bén trước những tình huống bất ngờ trong kinh doanh, đều tra và nắm bắt thị tường kịp thời, tung ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Phải đề ra phương án kinh doanh đối với những mặt hàng mới khi nhà nước chấp thuận việc đầu tư vào nhiên liệu sinh học. Một mặt làm pong phú hơn dòng sản phẩm của công ty, mặt khác đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của khách hàng vào dòng sản phẩm mới, nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Các biên pháp nhằm nâng cao lợi nhuận đã được đưa ra cần phải xem xét kỹ và chú ý như: Công ty cần phải có chiến lược phát triển theo chiều sâu nhằm tập trung mọi nguồn vốn, triển khai mở rooongjhinhf thức huy động vốn để tiếp tục đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, nâng cấp các cửa hàng.
Có chính sách cu thể hơn về việc đầu tư mở thêm các cửa hàng mới ở khu dân cư mới theo đề án mở rộng địa bàn dân cư của nhà nước. Hướng nhắm tới trong năm sắp tới là khu dân cư Nam Cần Thơ,… là khả thi nhất.
Đối với các của hàng lẻ nên mở rộng diện tích một số cửa hàng, kết hợp với dịch vụ rửa xe, miễn phí khi thay nhớt cho khách hàng, vừa có thêm phần thu nhập mới, vừa có thể bán được sản phẩm nhiều hơn.
Tăng cường các công tác kiểm tra, kiểm soát các hệ thống của hệ thống tổng đại lý nhằm từng bước chấm dứt bằng việc cạnh tranh bằng mức chiết khấu, hoa hồng.
Định kỳ lấy ý kiến khách hàng và người tiêu dùng để có biện pháp khắc phục và điều chỉnh kịp thời đối với những sai sót của công ty. Nhằm phục vụ khách hàng và người tiêu dùng tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty theo hướng nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị thành viên, các chi nhánh cửa hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.