Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 56 - 62)

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, làm thế nào để tăng doanh số công ty luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lí, vì vậy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu giúp cho chúng ta có chiến lược thích hợp hơn trong việc gia tăng doanh thu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, mà doanh thu phụ thuộc vào hai yếu tố là giá bán và khối lượng tiêu thụ, do đó để biết được hai nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu bán hàng của công ty, chúng ta phân tích sự biến động của giá và khối lượng của bốn nhóm hàng thuốc bảo vệ thực vật được coi là chủ lực của công ty: thuốc phòng trừ nấm bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

Bảng 14: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ LƯỢNG VÀ GIÁ ĐẾN DOANH THU

ĐVT: Ngàn đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty MTB Thành Phố Cần Thơ

Hàng hóa Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán

Thuốc phòng trừ nấm

bệnh (chai) 63.072 85,11 74.971 86,83 57.383 95,09

Thuốc kích thích tăng

trưởng (chai) 776.910 5,32 901.148 6,80 549.962 8,26

Thuốc trừ sâu (chai) 146.521 24,35 157.645 26,07 123.843 28,84

Gọi:

a: Ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ đến doanh thu. b: Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến doanh thu.

Đối với Thuốc phòng trừ nấm bệnh

- Năm 2007 so với năm 2006 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 85,11 (57.383 - 63.072) = 1.021.724 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 74.971 (86,83- 85,11) = 128.950 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: 1.021.724 + 128.950 = 1.141.674 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng làm tăng doanh thu một lượng là 1.021.724 ngàn đồng, giá bán tăng làm tăng doanh thu một lượng là 128.950 ngàn đồng.

- Năm 2008 so với năm 2007 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 86,83 (74.971- 74.971) = -1.527.166 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 57.383 (95,09- 86,83) = 473.984 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: -1.527.166 + 473.984 = -1.053.182 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2008 số lượng tiêu thụ giảm làm giảm doanh thu một lượng là -1.527.166 ngàn đồng, giá bán tăng làm tăng doanh thu một lượng là 473.984 ngàn đồng.

Kết luận: Trong năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng và giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.141.674 ngàn đồng, giá bán tăng là do giá đầu vào từ nhà cung ứng tăng, nguyên nhân là trong năm 2007 tình hình nguyên vật liệu hóa chất cho thuốc bảo vệ thực vật không ngừng tăng, bên cạnh đó do thời tiết thay đổi thất thường vì vậy phòng trừ sâu bệnh luôn là vấn đề hàng đầu của hầu hết

nhà nông, nên làm cho số lượng tiêu thụ tăng. Sang năm 2008 tình hình lạm phát ngày một gia tăng, giá vốn hàng bán tăng rất mình, chủ yếu từ nhà cung ứng hàng, bên cạnh đó tình hình nông sản xuất khẩu hạn chế làm cho ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ giảm, góp phần làm cho doanh số 2008 giảm - 1.053.182 ngàn đồng.

Đối với thuốc kích thích tăng trưởng

- Năm 2007 so với năm 2006 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 5,32 (901.148- 776.910) = 660.946 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 901.148 (6,80- 5,32) = 1.333.699 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: 660.946 + 1.333.699 = 1.994.645 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng làm tăng doanh thu một lượng là 660.946 ngàn đồng, giá bán tăng làm tăng doanh thu một lượng là 1.333.699 ngàn đồng.

- Năm 2008 so với năm 2007 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 6,80 (549.962- 901.148) = -2.388.065 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 549.962 (8,26- 6,80) = 802.945 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: -2.388.065 + 802.945 = -1.585.120 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2008 số lượng tiêu thụ giảm làm giảm doanh một lượng là -2.388.065 ngàn đồng, gia bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 802.945 ngàn đồng.

Kết luận: Trong năm 2007 giá bán và số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng một lượng là 1.994.645 ngàn đồng, do nông dân ngày nay không những muốn cây trái đạt năng suất cao bên cạnh đó họ cũng mong muốn cây phát triển nhanh, thu hoạch sớm, sản phẩm ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách hàng hơn,

Sang năm 2008 do giá bán tăng đáng kể, cũng góp phần làm cho số lượng tiêu thụ giảm hẳn so với năm 2007 nên làm cho doanh thu giảm -1.585.120 ngàn đồng.

Đối với thuốc trừ sâu

- Năm 2007 so với năm 2006 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 24,35 (157.645 – 146.521) = 270.869 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 157.645 (26,07- 24,35) = 271.149 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: 270.869 + 271.149 = 542.019 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng làm tăng doanh thu một lượng là 270.869 ngàn đồng, giá bán tăng làm tăng doanh thu một lượng là 271.149 ngàn đồng.

- Năm 2008 so với năm 2007 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 26,07 (123.843- 157.645) = -881.218 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 123.843 (28,84- 26,07) = 343.045 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: -881.218 + 343.045 = -538.173 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2008 số lượng tiêu thụ giảm làm giảm doanh một lượng là -881.218 ngàn đồng, giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 343.045 ngàn đồng.

Kết luận: Trong năm 2007 giá bán và số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng một lượng 542.019 ngàn đồng, do thời tiết thay đổi dịch bệnh trên cây trồng lây lan nhiều nên nhu cầu thuốc trừ sâu tăng bên cạnh đó giá vốn đầu vào cũng tăng, sang năm 2008 do giá bán tăng và đó cũng là nguyên nhân làm cho số lượng tiêu thụ giảm nên làm cho doanh thu giảm -538.173 ngàn đồng.

- Năm 2007 so với năm 2006 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 54,17 (68.266 – 65.416) = 154.385 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 68.266 (55,31- 54,17) = 77.823 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: 154.385 + 77.823 = 232.208 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng làm tăng doanh thu một lượng là 154.385 ngàn đồng, giá bán tăng làm tăng doanh thu một lượng là 77.823 ngàn đồng.

- Năm 2008 so với năm 2007 + Ảnh hưởng nhân tố lượng:

a = 55,31 (64.721- 68.266) = -196.074 ngàn đồng + Ảnh hưởng nhân tố giá:

b = 64.721 (58,56 - 55,31) = 210.343 ngàn đồng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đến doanh thu: -196.074 + 210.343 = 14.269 ngàn đồng

Qua phân tích ta thấy trong năm 2008 số lượng tiêu thụ giảm làm giảm doanh một lượng là -196.074 ngàn đồng, giá bán tăng làm doanh thu tăng một lượng là 210.343 ngàn đồng.

Kết luận: Trong năm 2007 giá bán và số lượng tiêu thụ tăng làm doanh thu tăng một lượng 232.208 ngàn đồng, do tiết kiệm thời gian và chi phí ngày nay người nông dân đa phần sử dụng thuốc diệt cỏ nhiều,bên cạnh đó giá vốn đầu vào cũng tăng, sang năm 2008 do giá bán tăng tuy nhiên do số lượng tiêu thụ giảm nên làm cho doanh thu chỉ tăng 14.269 ngàn đồng.

Tóm lại doanh thu tăng hay giảm phụ thuộc vào số lượng tiêu thụ và giá bán mà nguyên nhân xâu xa là do các yếu tố thị trường tác động, thông qua số lượng tiêu thụ từ đó công ty có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)