Chỉ tiêu quản lý

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu TSC).doc (Trang 31 - 33)

Bảng 4: Các chỉ tiêu quản lý

Đơn vị tính: vòng

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Vòng quay khoản phải thu - - 9.0

Vòng quay hàng tồn kho 4,5 8,1 6,2

Chu kỳ tiền mặt 80,5 44,8 98,9

Vòng quay tổng tài sản 2,4 3,6 3,0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua 3 năm)

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy vòng quay khoản phải thu là khá cao ở năm 2007. Năm 2007 số vòng quay khoản phải thu là 9 vòng điều này thể hiện khả năng thu hồi các khoản phải thu của công ty là khá nhanh. Đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty đã cố gắng

thu hồi các khoản nợ, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vòng quay hàng tồn kho: chỉ tiêu này chỉ rõ hàng hóa tồn kho được thanh toán trong kỳ phân tích và sự luân chuyển này thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với khối lượng hàng hóa còn tồn trong kho. Năm 2005 vòng luân chuyển là 4,5 đồng nghĩa là trung bình hàng tòn kho mua về bán ra được 4,5 lần trong một năm. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2007 lớn hơn năm 2005 là 1,7 vòng và nhỏ hơn năm 2006 là 1,9 vòng. Nghĩa là tốc độ quay vòng hàng tồn kho ngày càng cao, nhưng không điều qua các năm, cụ thể:

+ Công ty hoạt động đạt hiệu quả trong việc nhập khẩu, sản xuất, sự trữ hàng tồn kho và bán hàng.

+ Công ty đã giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ.

+ Rút ngắn được chu kỳ liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt. + Giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng.

Vòng quay tổng tài sản: Việc sử dụng tài sản có hiệu quả hay không cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu số vòng quay tài sản phản ánh một đồng vốn tài trong kỳ tham gia tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Từ bảng số liệu ta thấy vòng quay tài sản có tốc độ tăng liên tục qua 3 năm nhưng không đồng đều, chẳng những thế mà số vòng quay còn rất cao. Nếu năm 2005 số vòng quay tài sán vốn là 2,4 vòng thì đến năm 2006 đã tăng lên 3,6 vòng. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này có nghĩa là công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định của công ty ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn. Đây là kết quả rất đáng phấn khởi. 3.3.4 Hệ số thanh toán Bảng 5: Các hệ số thanh toán Đơn vị tính: lần Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Thanh toán hiện tại 1,2 1,3 1,4

Thanh toán nhanh 0,5 0,7 0,7

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động. Hệ số thanh toán được cải thiện qua các năm, Trong năm 2005, hệ số thanh toán là 1,2 nhưng sang năm 2006 là 1,3 và đến năm 2007 hệ số này là 1,4. Điều này chứng tỏ công ty cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh giảm tình trạng bị chiếm dụng vốn, chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh sẽ cho biết khả năng thanh toán thật sự của xí nghiệp và được tính toán trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. Theo số liệu tính toán bên trên ta nhận thấy rằng 3 năm qua công ty TSC có khả năng thanh toán nhanh rất tốt và qua các năm khả năng thanh toán của xí nghiệp có dấu hiệu tăng lên.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu TSC).doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w