Relative Strength Index (RSI)

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu TSC).doc (Trang 39 - 43)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ

4.2.1Relative Strength Index (RSI)

Cũng dựa vào số liệu ở phụ lục 1 kết hợp với phần mềm Metastock và phần cơ sở lý luận được trình bày ở mục 2.1.7.3 cho ra kết quả ở đồ thị 6.

Đây là đồ thị TSC với chỉ báo là RSI tìm điểm vượt mua và vượt bán được sử dụng rất phổ biến, đây là tín hiệu thường đến sớm hơn các tín hiệu khác nhưng kết quả của nó thì rất ấn tượng đối với các nhà đầu tư mới bước vào phân tích kỹ thuật. Các tín đồ theo trường phái này thường thận trọng hơn hay kết hợp với các chỉ báo khác để xác định buy signal (tín hiệu mua) thích hợp. Lựa chọn điểm vào thị trường dựa vào RSI là chưa đủ tuy nhiên như đã nói RSI là tín hiệu đến rất sớm nên phân tích trước.

Đồ thị 6: Đường chỉ báo RSI của TSC

Các tín hiệu mua ở các điểm số (2), (4) là rất rõ ràng trên đồ thị 6. Vào ngày 5/11/2007, vị trí số (1) ở đồ thị 6, RSI đang nằm ở khoảng 90, đây là vùng bán rất mạnh overbought (vượt bán) và khó xác định các tín hiệu mua vào thị trường. Đường RSI đây là tín hiệu bán nhưng nhìn kỹ thì giá cổ phiếu đang giảm trong khoảng (1) và (2) nhưng mua vào giai đoạn này thì rõ ràng lợi nhuận cũng không lớn lắm nhưng rũi ro lại rất cao nếu không có nhiều tín hiệu khác đủ mạnh để hổ trợ thì không nên nhảy vào ở điểm (2). Nhưng để ý trước đó đường RSI giao động rất ổn định ở khoảng 50 đủ dài và sau đó tiến lên ngưỡng oversold (vượt mua) cho thấy cổ phiếu này đang được nhà đầu tư mua mạnh sau khi chạm vào đường overbought lần thứ nhất.

Tại vị trí số (1) RSI đạt gần giá trị 90 vào ngày 05/11/2007 tín hiệu vượt bán quá rõ ràng, rút khỏi thị trường tại thời điểm này là điều nên làm cho dù các tín hiệu khác vẫn còn khá mạnh đi chăng nữa vì nếu tiếp tục ghìm giá vào tình huống này là quá mạo hiểm. Rất may là vào cuối tháng 1 lực lượng đầu tư mới tham gia thị trường tăng mạnh đã cứu giá cổ phiếu tại giai đoạn này và giá cổ phiếu đi ngang gần 2,5 tháng. Nhưng điều chắc chắn rằng

nếu vẫn giữ cổ phiếu tại điểm (3) trong khi không thu thêm được một khoảng lợi nhuận nào mà lại rơi vào tình huống rũi ro rất cao là điều không nên.

Đường RSI sau khi từ điểm (1) tiến lên và chạm đường overbought lần 2 vào ngày 13/02/2008 ở vị trí số (3) trên đồ thị 4 và vẫn giao động đều đặn ở khoảng 80 sau đó bất ngờ cắt đường overbought là tiến đến giảm rất mạnh. Vẫn là phải nhìn lại trước đó đường RSI cũng như đường giá giao động rất mạnh và xu thế giảm trong khoảng thời gian đến ngày 26/03/2008 điều này cho thấy cổ phiếu đã có thời gian tích lũy đủ mạnh và khi đường RSI cắt qua đường oversold (30) vào ngày 26/03/2008 thì giá cổ phiếu bắt đầu tăng tại vị trí số (4). Khoảng thời gian tăng giá này diễn ra rất ngắn việc chớp được thời cơ này là điều không dể dàng.

Tóm lại, từ vị trí (3) đường RSI đổ ngược trở xuống và giá cổ phiếu giảm là một điều đáng lưu ý. Đến ngày 26/03/2008 đường RSI lại có dấu hiệu đi lên và tiếp tục cắt đường oversold ở vị trí số (4) cũng là lúc nên mua cổ phiếu mà cần phải kết hợp các tín hiệu khác cũng như tình hình thị trường thế nào nếu không sẽ vuột mất cơ hội thu lợi nhuận trong khi đã chờ đợi khá lâu có người nói đùa nhưng rất chua chát là đến khi mình mất hết hi vọng và bán ra thì cổ phiếu lại tăng rất mạnh và rất là tiếc nuối. Tín hiệu mua (2) và (4) nếu nhìn kỹ là rất tương đồng sau khi giá cổ phiếu tích lũy (đi ngang) trong một khoảng thời gian đủ dài và sau đó đường RSI tiến lên phía trên rất mạnh cho thấy cổ phiếu đang được giới đầu tư quan tâm và khát khao để sở hữu.

4.2.2 Moving Average Convergence Divergence (MACD)

MACD là một trong những chỉ số được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật. Được tạo ra bởi Gerald Appel, MACD đo sự chênh lệch giữa 2 chỉ số trung bình trượt hàm mũ trong 12 và 26 ngày. Chỉ số này được xem như là chỉ số “dấu hiệu”. Cần có sự kết hợp của các indicator khác mới có thể xác định được thời điểm mua bán 1 cổ phiếu. Chỉ số RSI là chỉ số xung lượng thường thì đến chậm hơn các chỉ số xu hướng. Phần này xin đề cập đến chỉ số có thể xác định khả năng đảo chiều của xu hướng hiện tại MACD.

Đồ thị 7: Đường chỉ báo MACD của TSC

Số liệu ở phụ lục 1 kết hợp với phần mềm Metastock và phần cơ sở lý luận được trình bày ở mục 2.1.7.2 cho ra kết quả ở đồ thị 7.

Nhìn đường chỉ báo có thể thấy rằng đường MACD có dấu hiệu cắt đường tín hiệu trong thời điểm hiện tại vị trí số (4) trên đò thị 7, cần phải xem xét diễn biến thị trường mới có thể xác định được xu hướng mau hay lâu hơn.

Sau ngày giao dịch không hưởng quyền chia chia cổ tức ngày 25/12/2007 có thể thấy rõ đường MACD đã cắt đường tín hiệu và cả 2 đều đi xuống rất nhanh cho thấy một sự trượt giá rất mạnh các tín hiệu phân tích kỹ thuật cho thấy đầu tư ngắn hạn theo chỉ số có khả năng đã thấy trước được và rút khỏi thị trường, tạm ngừng mua cổ phiếu TSC tại thời điểm số (3) trên đồ thị 7. Cả 2 đường MACD tiếp tục cắt qua đường zero (0) đến tại thời điểm sau đó (4) trên đồ thị 7 cho thấy cổ phiếu dần tăng giá trở lại, đây là dấu hiệu quay lại với cổ phiếu TSC, có thể bắt đầu mua vào. Tuy nhiên để xác định chính xác xu hướng cần phải kết hợp với các yếu tố khác.

Như đã nói ở phần RSI chỉ số xung lượng tìm điểm overbought (vượt mua) hay oversold (vượt bán) đã rơi xuống điểm oversold khá lâu rồi. Tại sao không kết luận đây là trường hợp bán quá mứt tự nhiên diễn ra như các số liệu về qui mô giao dịch hàng ngày sau ngày chia cổ tức bởi vì qui mô trên một lệnh bán là rất lớn cho thấy có sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức và của công ty niêm yết thường thì khi có dấu hiệu trượt giá mạnh các nhà đầu tư tổ chức và của công ty niêm yết sẽ thường mua lại để hổ trợ giá và từ từ phân phối vì họ nắm số lượng cổ phiếu rất nhiều nên việc giá giảm quá mứt thì không có lợi gì cho họ nhưng nếu để ý thời điểm này các

thông tin tốt hổ trợ rất yếu các thông tin xấu đến đột ngột và rất nhiều họ đành chấp nhận bán ra cùng lúc với việc dìm giá hi sinh để có thời cơ thu gom lại cổ phiếu với giá rất rẻ để thu lợi nhiều hơn vào thời điểm cuối năm.

Theo lý thuyết phân tích chứng khoán thì khi chỉ số xung lượng thể hiện khả năng bán quá mứt - oversold (đường RSI nằm dưới ngưỡng 30) mà đường MACD lại lệch rất nhiều so với đường zero(0) các tín hiệu phân tích kỹ thuật thường tìm cơ hội mua cổ phiếu ở thời điểm này vì cho rằng có khả năng giá cổ phiếu đã nằm gần đáy. Nếu không có sự kết hợp với các chỉ báo khác thì có thể nói nếu họ mua ở thời điểm này thì họ đã chấp nhận một mứt độ rủi ro cao hơn khi mua ở thời điểm mà mọi tín hiệu khác đã khá rõ ràng. Khả năng đường MACD có cắt đường tín hiệu và cả 2 cùng quay ngược lên đường zero (0) hay không. Phân tích kỹ thuật cũng chỉ có tính tương đối mà thôi thường cũng cần phải có sự may mắn một chút mới có thể thành công được.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu TSC).doc (Trang 39 - 43)