ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu TSC).doc (Trang 46 - 49)

CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ 5.1 ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU TSC DỰA VÀO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 5.1.1 Từ việc phân tích tình hình tài chính của công ty TSC

Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2005 – 2007 qui mô của công ty ngày càng được mở rộng, trong đó:

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh, trong đó tăng cao nhất là vào năm 2007 đạt 1.375.090 triệu đồng, tương ứng là tăng 20,8 % so với năm 2006. Đặc biệt doanh thu do xuất khẩu tăng mạnh, chứng tỏ công ty đã không ngừng đàm phán, tích cực tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm gia tăng xuất khẩu, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thương trường. Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Lợi nhuận của công ty cũng có chiều hướng tăng mặc dù chịu sự tác động tương đối lớn của hoạt động tài chính. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn còn thấp, do đó trong những năm tới công ty cần có những biện pháp giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận.

Về hiệu quả quản lý tài sản: Dựa vào việc phân tích vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho kết hợp với các chỉ tiêu trên vốn cổ phần ta thấy hiệu quả sử dụng vốn, quản lý tài sản của công ty có xu hướng tăng, thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng ngắn, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn nhanh, công tác quản lý hàng tồn kho của công ty rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi.

Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Tình hình thanh toán của công ty rất khả quan. Công ty cố gắng trong việc thu hồi nợ, khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng tốt, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền, mức độ

đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp rất tốt.

5.1.2 Từ việc phân tích tình hình giao dịch cổ phiếu TSC trên HoSE

Để đưa ra quyết định mua hoặc bán một chứng khoán các nhà đầu tư thường tiến hành phân tích theo các cách riêng của mình. Tuy nhiên, trong đầu tư chứng khoán, người ta gom lại thành hai cách chính là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong phân tích tình hình tài chính (phân tích cơ bản) nhằm tiềm ra cổ phiếu tốt, có tỷ suất lợi nhuận cao, rủi ro ít khi đầu tư, nói tóm lại là tìm được cổ phiếu cần đầu tư. Phân tích tình hình giao dịch của cổ phiếu kết hợp với các chỉ báo phân tích giúp xác định hợp lý thời điểm mua bán một cổ phiếu.

Trở lại cổ phiếu TSC, kể từ ngày niêm yết chính thức trên HoSE ngày 04/10/2007 cho đến hiện nay cổ phiếu TSC đã trải qua một giai đoạn tăng giảm ngoạn mục. Tại lúc mới niêm yết giá tham chiếu là 40.000 đồng, các tín hiệu mua được hình thành dữ dội khi mà đường RSI đang lưng chừng ở khoảng overbought cũng đảm bảo một giá mua có thể chấp nhận được. Như đã nói nếu các tín hiệu khác chưa thật sự rõ ràng thì nếu nhảy vào phải chấp nhận một mứt độ rủi ro nào đó. Nếu đợi đến lúc đường RSI chạm mứt 30 khi giá cổ phiếu là 75.000 đồng thì người mua nhảy vào thị trường và khi RSI chạm mức 70 thì giá lúc này là 105.000 đồng. Hiện tại thì các tín hiệu mua đã mạnh hơn rất nhiều nếu không có ảnh hưởng tiêu cực bất ngờ trong thời gian sắp tới thì khả năng cổ phiếu đang chuyển sang một xu thế mới là có thể.

Đồ thị 10: Tổng hợp các chỉ báo phân tích kỹ thuật của cổ phiếu TSC

Trước khi bàn luận về các tín hiệu mua sắp tới xin được phép quay lại bàn luận về một số điểm đáng chú ý và sự phân phối lớn của của nhà đầu tư được nhắc lại nhiều lần ở các phần trước. Ở đây dùng đồ thị 10 tổng hợp các chỉ báo đã phân tích để tiện quan sát.

Điều gì đã xảy ra khi vào ngày 05/11/2007 vị trí số (1) trên đồ thị 10 khi cổ phiếu đạt giá 116.000 đồng rồi bắt đầu một cuộc trượt giá xuống 75.000 – 85.000 đồng vào khoảng thời gian từ 05/11/2007 đến ngày 15/01/2008 trước khi tăng trở lại lên 105.000 đồng vào ngày 13/02/2008. Và điều gì đã xảy ra khi kể từ đó cổ phiếu đã trượt dốc không phanh đến 26/03/2008 tại vị trí số 3 trên đồ thị 10 khi mà có lúc giá thấp nhất là 53.500 đồng. Câu trả lời là hãy nhìn vào các vị trí (1), (2), (3) trên đồ thị 10 nằm ở vùng biểu diễn khối lượng giao dịch. Vào ngày 05/11/2007 cũng như ngày 13/02/2008 khi cổ phiếu leo lên tới giá tới đỉnh và khối lượng giao dịch tăng vọt hơn bao giờ hết đây là một điều cảnh báo vì có thể đó đã là đỉnh cực đại khi giá một cổ phiếu đang băng băng về đích tăng giá với tỉ lệ lớn hơn trước đó rất nhiều cộng với khối lượng giao dịch tăng vọt mà chưa từng xảy ra trước đó thì hãy coi chừng. Đó có thể là đỉnh cực đại hoặc cũng là sự cảnh báo cổ phiếu đã rất tới đỉnh. Các tổ chức lớn thường tiến hành phân phối khi mà họ cảm thấy đã đạt đượt lợi nhuận tương đối và cổ phiếu đang tăng giá và đang được sự quan tâm của nhiều người. Hành động phân phối có thể thấy được qua vị trí số (1) và (2). Các nhà đầu tư cá nhân mua vào khi giá ở đỉnh 116.000 và 105.000 đồng có thể bị lừa vì cảm giác giác cổ phiếu đang tăng cộng với khối lượng giao dịch tăng vọt có thể vì họ cho rằng cổ phiếu có thể sẽ đạt được một nền tảng mới và đang tiến đến một đỉnh giá mới thì không thể chấp nhận được. Nhưng nếu mua vào vị trí số (3) khi khối lượng giao dịch gần bằng bằng nhau của các ngày giao dịch và kết hợp với các chỉ số khác thì có thể đánh trong ngắn – trung hạn được.

Hãy nhìn lại tại vị trí (1) và (2) một lần nửa một sự cảnh báo khi mà các tổ chức lớn đang tiến hành phân phối và thoát ra khỏi thị trường. Khi các tổ chức đã rút ra và yên vị thì các nhà đầu tư cá nhân sẽ phải chìm trong cơn lũ bán cổ phiếu ngay sau đó không lâu. Nếu bạn không phải là nhà đầu tư dài hạn thì nên bán cổ phiếu khi mà các nguồn vốn khôn ngoan của các tổ chức lớn đang rút ra khỏi thị trường. Hành động phân phối của nhá đầu tư lớn đã diễn ra rất lộ liễu và chắc điều này chỉ có thể xảy ra với một thị trường non trẻ như Việt Nam. Ở lần phân phối thứ 2 có thể thấy thêm một ngày tăng giá với khối lượng lớn như 2 ngày trước đó là một dẩo chiều rất rõ ràng.

Hiện tại thì giá cổ phiếu đã có vẽ rất tốt nếu đầu tư theo giá trị nhưng sức mua vẫn còn rất yếu nhưng dù sao đi nữa thì nếu đầu tư theo trường phái giá trị vào các cổ phiếu tốt khi mà giá cổ phiếu đã rớt xuống tới giá mong đợi lại là an toàn hơn đối với thị

trường biến động thất thường như TTCK VN. Có trường phái đầu tư chỉ đợi điểm mua khi mà cổ phiếu đang hình thành nền tảng mới mua khi cổ phiếu bắt đầu lên đỉnh giá mới cũng rất hay nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ biến thành những kẻ mua giá ở đỉnh và nếu không tuân thủ nguyển tắt stop loss (cắt lỗ) 8-10% thì có thể bị mất kẹt lại. Nhưng nếu chờ đợi đến khi cổ phiếu đã gần đáy mới sợ hãi bán ra thì sẽ trở thành kẻ mua đỉnh bán đáy, còn nếu sau đó mà cổ phiếu tăng giá trở lại thì lại tiếc mà phải bán rẽ mua đắt

5.2 CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TSC 5.2.1 Rủi ro kinh tế 5.2.1 Rủi ro kinh tế

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty là căn cứ cơ bản và khá phổ biến cho quyết định của nhà đầu tư. Xem xét sự biến động tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là gián tiếp dự đoán giá cả của chứng khoán công ty. Các nhà đầu tư có thể nhận định tình hình sản xuất kinh doanh thông qua các nhân tố kinh tế sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái...

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã cổ phiếu TSC).doc (Trang 46 - 49)