Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiêp của Công Ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên.pdf (Trang 39 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của

NÔNG NGHIỆP CỦA THÁI LAN VÀ Ở VIỆT NAM

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Thái Lan Thái Lan

Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục theo đuổi phát triển nông nghiệp theo hƣớng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó, đƣa công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Hữu cơ hóa đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ đã triển khai trong nhiều năm qua. Điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Bên cạnh đó, Thái Lan khuyến khích các tổ chức tƣ nhân tham gia vào các chƣơng trình khuyến nông. Nếu có dịp đến thăm những vùng nông thôn mới nhận thấy cơ giới hóa đã bao phủ từng thửa ruộng. Ngay cả những khâu sau thu hoạch đã hầu nhƣ đƣợc cơ giới hóa toàn bộ. Nhƣng bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Bởi do điều kiện tự nhiên nhƣ địa lý, địa chất, tính chất đất trồng trọt nên nhiều vùng cần phải có những công nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù. Bên trong các viện nghiên cứu, trƣờng đại học trên khắp đất nƣớc Thái Lan, nhà khoa học đang nghiên cứu những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lƣợng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene; kỹ thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô. Những “nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lƣợng nông sản theo hƣớng phát triển bền vững đã đƣợc các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học. Chẳng hạn, Trung

tâm Công nghệ gene Quốc gia Thái Lan, từ Ngân hàng gene sẵn có, đã nghiên cứu ra những giống lúa chịu mặn cao có thể gieo trồng ở vùng Đông Bắc, nơi đang đối mặt với tình trạng ngƣời dân bỏ nghề nông vì đất nhiễm bị nhiễm mặn. Và cũng tại miền Đông Bắc này với “đặc sản” gạo Horn Mali phát triển đƣợc trong điều kiện nắng nóng, các nhà khoa học Thái đã tạo thêm 3 giống lúa có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao là Khao Jao Hawm Suphan Buri, Khao Dok Mali 105, Khao Jao Hawm Klong Luang 1. Trong tƣơng lai, Thái Lan đƣợc xem là đi đầu sản xuất và xuất khẩu vi sinh vật cho nông nghiệp. Với việc cơ giới hóa nông nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học đã đáp ứng đƣợc tôn chỉ mà chính phủ Thái đặt ra là sản xuất nông sản sạch, chất lƣợng bằng công nghệ sinh học thay vì chạy theo số lƣợng. Và giờ đây ngƣời Thái đã trở nên khá giả nhờ xuất khẩu nông sản.

1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của một số Công ty tại Việt Nam một số Công ty tại Việt Nam

* Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh Nghệ An

Nhờ thực hiện tốt phong trào thi đua, Công ty CP Vật tƣ Nông nghiệp Nghệ An đã phát huy sức mạnh của tập thể cán bộ công nhân, liên tục nhiều năm kinh doanh đạt hiệu quả và là một trong những đơn vị đi đầu tham gia hoạt động từ thiện xã hội.

Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá, do nhận thức chƣa đúng, hầu nhƣ các phong trào, nhất là phong trào thi đua bị chìm xuống. Riêng Công ty CP Vật tƣ Nông nghiệp Nghệ An lại khác, hầu hết các phong trào không những đƣợc giữ vững mà còn phát huy cao độ. Dù ở loại hình doanh nghiệp nào Công ty cũng hết sức coi trọng phong trào thi đua. Thông qua phong trào thi đua đã khích lệ động viên cán bộ công nhân ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tìm tòi sáng tạo để đạt năng suất, chất lƣợng, hiệu quả trong sản xuất. Để đẩy mạnh

phong trào thi đua, ngay từ đầu năm, thông qua hội nghị dân chủ Công ty tổ chức ký giao ƣớc thi đua với các phòng chuyên môn và các đơn vị cơ sở. Nội dung thi đua tập trung vào phát huy sáng kiến cải tiến lề lối làm việc phục vụ tốt, kinh doanh giỏi và đƣợc toàn thể công ty từ đồng chí giám đốc tới cán bộ, công nhân và ngƣời lao động quán triệt sâu sắc và phấn đấu thực hiện. Công ty đã có nhiều sáng kiến đổi mới công tác quản lý điều hành mang lại hiệu quả cao nhƣ: Sáng kiến thực hiện khoán vốn, thƣởng hoa hồng chiết khấu, đã thực sự phát huy tính tự chủ, sáng tạo của từng ngƣời và từng cơ sở, khắc phục tình trạng trông chờ ỷ lại, lời ăn lỗ Công ty chịu, nợ nần dây dƣa. Bƣớc vào thời kỳ mở cửa, hội nhập, phân bón không còn là mặt hàng chiến lƣợc. Nhà nƣớc xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Giá cả lên xuống thất thƣờng, làm cho không ít công ty kinh doanh phân bón đứng bên bờ vực phá sản. Nhƣng Công ty CP Vật tƣ nông nghiệp Nghệ An vẫn trụ vững và không ngừng phát triển. Công ty còn thực hiện giảm một phần lãi để triển khai bán một giá thống nhất thấp hơn giá thị trƣờng 5-10%, góp phần bình ổn thị trƣờng. Trong điều kiện nhu cầu về giống lớn, các đơn vị cung ứng giống không đáp ứng yêu cầu thị trƣờng. Công ty đã dành một phần lợi nhuận để tổ chức khảo nghiệm, tuyển chọn các bộ giống tốt năng suất cao, chất lƣợng tốt, chống chịu sâu bệnh phục vụ thâm canh trên đồng ruộng. Hiện nay, các giống lúa lai: Q.Ƣu1, Q.Ƣu 6 và giống lúa thuần Vật tƣ NN do đơn vị cung ứng đƣợc bà con chấp nhận đƣa vào sản xuất trong vụ xuân và vụ hè thu đạt năng xuất bình quân trên 7 tấn/ha. Tại các xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) bà con nông dân khẳng định: "Giống lúa thuần Vật tƣ NN (HTH) vụ xuân 2008 không chỉ đƣợc mùa vƣợt trội so với các giống khác mà bán đƣợc giá lắm (7.500 đ/kg), gấp rƣỡi so với các giống lúa khang dân và Nhị ƣu 838". Phong trào thi đua đã đƣa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả. Riêng năm 2007, doanh thu

đạt trên 1000 tỷ đồng, lợi nhuận 20 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 17 tỷ, thu nhập ngƣời lao động đạt 3,7 triệu đồng/ngƣời/tháng, so với năm 2006 doanh thu tăng 30%, nộp ngân sách tăng gần 2 tỷ đồng, lợi nhuận vƣợt 21%, thu nhập ngƣời lao động tăng 20%. Làm ăn có lãi, Công ty vừa có điều kiện tập trung đầu tƣ mở rộng sản xuất, qui mô hoạt động và tích cực tham gia đóng góp vào phong trào từ thiện nhân đạo. Năm 2007, Công ty đã đóng góp ủng hộ vào các hoạt động từ thiện nhân đạo 749 triệu 620 ngàn đồng và 5 tháng đầu năm 2008 ủng hộ đóng góp 510 triệu đồng. Từ đầu tháng 5/2008 đơn vị đã đi vào hoạt động theo mô hình mới Tổng công ty CP Vật tƣ nông nghiệp với 16 công ty trực thuộc... [39].

* Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Quảng Ngãi

Là một doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyên cung ứng vật tƣ phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu cho nông dân. Mặc dù mới đi vào cổ phần hoá từ tháng 2/2004, tuy còn nhiều khó khăn về tài chính, cơ chế chính sách nhƣng Công ty Cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã từng bƣớc vƣơn lên khẳng định mình trong cơ chế thị trƣờng.

Ngay từ khi cổ phần và qua các kỳ Đại hội, Công ty đã xác định đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh doanh trong triển vọng của ngành hàng, đó là, khi khối lƣợng sản xuất phân bón trong nƣớc ngày càng tăng thì nhu cầu về phân bón nhập khẩu ngày càng giảm; khi diện tích các khu công nghiệp, sự cạnh tranh giữa các công ty cùng loại hàng hoá ngày càng tăng thì thị phần về cung ứng phân bón của Công ty có nguy cơ bị cạnh tranh và thu hẹp. Trong bối cảnh đó chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty đƣợc xác định là: Tiếp tục tổ chức tốt hoạt động kinh doanh phân bón và xuất nhập khẩu khi điều kiện còn cho phép, bên cạnh đó phải mở rộng lĩnh vực kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực mà Công ty có ƣu thế và thị trƣờng còn có nhu cầu lớn. Thực hiện chiến lƣợc trên, Công ty đã từng bƣớc mở rộng ngành nghề, trƣớc mắt là

mở rộng qui mô kinh doanh những ngành hàng có lợi cà mở thêm mặt hàng thức ăn chăn nuôi, bƣớc đầu có hiệu quả; các ngành hàng kinh doanh, khối lƣợng tiêu thụ đang tăng trƣởng và thị trƣờng đang dần dần đƣợc mở rộng.

Doanh thu của Công ty năm 2007 đạt hơn 150 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 12%. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2007 đạt hơn 2 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 76%. Nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng. Để có đƣợc kết quả trên, Ban Giám đốc của Công ty đã có sự nỗ lực vƣợt bậc trong mọi quá trình tổ chức kinh doanh, từ công tác dự tính dự báo đến việc tổ chức thực hiện, nhất là nghiên cứu đề ra các nội qui, qui chế, chính sách bán hàng, để khuyến khích mọi đối tƣợng, đem lại hiệu quả cao, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, các nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. Cơ sở vật chất phục vụ công tác kinh doanh đƣợc tu sửa và xây dựng nhằm đủ sức chứa vật tƣ hàng hóa trong những lúc thời vụ cao điểm. Bên cạnh đó, công tác nâng tầm nhận thức của Hội Đồng quản trị, Ban kiểm soát, Cán bộ quản lý điều hành và toàn thể cán bộ công nhân lao động của Công ty để điều chỉnh hoạt động của mình hàng ngày nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của Công ty hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc Ban Giám đốc rất lƣu tâm.

Bên cạnh những thành công trên, Công ty cũng luôn tham gia công tác xã hội nhƣ: Đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dƣỡng suốt đời Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thể hiện đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, tích cực hƣởng ứng các cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, chất độc Dioxin... thể hiện sự đồng hành và chia sẽ với những khó khăn chung của xã hội.

Để từng bƣớc vƣơn lên đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trƣờng, tạo dựng đƣợc uy tín, thƣơng hiệu với khách hàng, nhất là bà con nông dân trong tỉnh, hƣớng đến sự phát triển bền vững, Công ty đã có kế hoạch đẩy nhanh xúc tiến thƣơng mại, mở rộng liên doanh, liên kết, không ngừng nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ CNVC, quan tâm hơn đến chất lƣợng dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tiếp tục duy trì và củng cố 3 kênh tiêu thụ, nhất là kênh nhân viên thị trƣờng và kênh bán lẻ để huy động sức mạnh từ nội lực, khai thác tối đa những thị trƣờng còn tiềm năng nhƣ miền núi, hải đảo, đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng có tỷ trọng còn thấp nhƣ thuốc BVTV, giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi; tạo mối quan hệ thân thiện với các đối tác lớn nhƣ Công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ, các công ty phân lân, NPK nội địa… để khai thác đủ chủng loại hàng hóa và giá cả có sức cạnh tranh cao [40].

Chƣơng II

THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiêp của Công Ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên.pdf (Trang 39 - 45)