So sánh công nghệ WiMAX di động với công nghệ HSPA 1 Giới thiệu về công nghệ HSPA

Một phần của tài liệu Công nghệ vô tuyến băng rộng wimax và ứng dụng trong mạng viễn thông (Trang 57 - 60)

CÔNG NGHỆ VÔ TUYẾN BĂNG RỘNG KHÁC 3.1 So sánh công nghệ WiMAX với công nghệ Wif

3.2 So sánh công nghệ WiMAX di động với công nghệ HSPA 1 Giới thiệu về công nghệ HSPA

3.2.1 Giới thiệu về công nghệ HSPA

HSPA (High Speed Packet Access) được định nghĩa là công nghệ truy nhập gói tốc độ cao. Công nghệ HSPA được coi là công nghệ thuộc mạng di động thế hệ 3.5G , vì công nghệ nghệ này là giải pháp để tăng tốc độ cho công nghệ mạng 3G. HSPA trong tương lai sẽ được coi là công nghệ chủ đạo. Công nghệ này bao gồm hai giao thức băng rộng di động được gọi là HSDPA (High Speed Downlink Packet Access) truy nhập gói đường xuống tốc độ cao và HSUPA (High Speed Uplink Packet Access) truy nhập gói đường lên tốc độ cao.

Tốc độ của HSDPA lúc đầu là 1,8Mbps và tăng lên 3,6 Mbps và 7,2 Mbps vào năm 2006 và 2007. Hiện tại HSDPA có thể đạt tới tốc độ 14,4 Mbps. Trong khi đó tốc độ đỉnh của HSUPA đạt được tốc độ đỉnh là 1-2 Mbps ở giai đoạn đầu, hiện tại tốc độ của HSUPA có thể đạt tới 4-5,7 Mbps.

Công nghệ HSPA được coi là công nghệ sẽ cạnh tranh với công nghệ WiMAX di động.

3.2.2 So sánh

Cả hai công nghệ HSPA và WiMAX di động đều có những đặc điểm tương đồng với nhau. Cả hai công nghệ đều sử dụng phương pháp lập biểu phụ thuộc kênh. Phương pháp lập biểu phụ thuộc kênh này sẽ quyết định đến tổng hiệu năng của hệ thống, đặc biệt là khi mạng có tải cao. Bên cạnh đó, cả hai công nghệ đều hỗ trợ lựa chọn động giữa phương pháp điều chế QPSK, 16 QAM và 64 QAM dựa trên tỉ lệ mã hóa kênh. Bên cạnh đó HSPA và WiMAX di động đều sử dụng phương pháp đa ăng-ten nhằm cải thiện cho việc truyền và nhận tín hiệu. Về QoS thì cả hai đều cùng cung cấp đa dịch vụ, trong đó cá cả các dịch vụ phi thời gian thực và các dịch vụ thời gian thực.

Những đặc điểm khác nhau giữa hai công nghệ này cũng đã được chỉ ra

Về tốc độ, trên lý thuyết, tốc độ tối đa và công nghệ HSPA đạt được cho đường xuống là 14,4 Mbps trong khi đó tốc độ tối đa mà wimax di động có thể đạt được là 70 Mbps. Còn tốc độ đường lên, HSPA có tốc độ tối đa và 5,8 còn WiMAX di động là 25Mbps.

WiMAX di động sử dựng phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao ở cả đường lên và đường xuống, trong khi đó HSPA sử dụng cho đường lên và đường xuống là khác nhau. Ở hướng xuống, công nghệ HSPA sử dụng công nghệ CDM-TDM trong khi đó hướng xuống lại sử dụng công nghệ CDMA.

Về phương pháp song công, HSPA sử dụng phương pháp song công phân chia theo tần số, còn WiMAX di động sử dụng phương pháp song công phân chia theo thời gian. Còn về băng tần hoạt động, HSPA hỗ trợ hoạt động ở băng tần thừ 800 Mhz cho tới 2600 Mhz, hiện tại thì ở Châu âu, Châu phi, và phần Châu á thái bình dương đang sử dụng giải băng tần 850 Mhz cho mạng di động 2G, do vậy băng tần hoạt động cho HSPA ở vùng này sẽ là 2,1 Ghz. Còn băng tần hoạt động của WiMAX di động là 2,3-2,6 Ghz và

3,3-3,8 Ghz. Trong khi đó độ rộng băng tần con của HSPA là 5Mhz, còn của WiMAX di động là 5, 7, 8.75, 10 Mhz.

Về phương pháp chuyển giao. HSPA hỗ trợ cả chuyển giao cứng và chuyển giao mềm, trong khi đó wimax di động chỉ hỗ trợ chuyển giao cứng.

Bảng 3.1 So sánh WiMAX di động với HSPA

Thuộc tính HSDPA/HSUPA

(HSPA) WiMAX di động

Tiêu chuẩn cơ sở WCDMA IEEE802.16e

P.P song công FDD TDD

Hướng suống (DL) CDM-TDM

OFDMA

Đa truy nhập h.lên (UL) CDMA

Độ rộng băng 5,0 MHz 5; 7; 8,75; 10 MHz

Kích cỡ khung DL 2 ms 5 ms TDD

UL 2/ 10 ms

Điều chế DL QPSK/ 16QAM QPSK/ 16QAM/ 64 QAM

Điều chế UL BPSK/ QPSK/ 16 QAM

Mã hóa CC, Turbo CC, Turbo

Tốc độ đỉnh DL 14 Mbps 70Mbps

Tốc độ đỉnh UL 5,8 Mbps 25Mbps

Lập lịch Lập lịch nhanh UL Lập lịch nhanh DL và UL

Chuyển vùng (Handoff) Chuyển vùng cứng khởi đầu từ mạng

Chuyển vùng cứng khởi đầu từ mạng

Một phần của tài liệu Công nghệ vô tuyến băng rộng wimax và ứng dụng trong mạng viễn thông (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w