Kĩ thuật Ăngten thông minh

Một phần của tài liệu Công nghệ vô tuyến băng rộng wimax và ứng dụng trong mạng viễn thông (Trang 40 - 42)

Trong WiMAX cố định, sử dụng anten định hướng với hệ số tăng ích lớn làm tăng tính sẵn sàng của tuyến so với các loại anten omni thông thường. Khoảng trễ cũng được giảm đáng kể do sử dụng anten định hướng cả tại BS và CPE.

Còn trong WiMAX di động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao OFDMA nên cho phép sử dụng công nghệ ăng ten thích nghi (AAS). Công nghệ ăng ten thích nghi này được thực hiện dựa trên các sóng mang phụ vec tơ phẳng. Việc sử dụng công nghệ ăng ten thích nghi cho phép ta có thể điều chỉnh được búp sóng, chỉ tập trung vào một hướng nhất định hoặc cũng có thể tập trung vào nhiều hướng. Điều này có nghĩa là trong khi phát, tín hiệu được giới hạn theo một hướng nhất định của phía thu, giống như một điểm sáng. Còn phía thu hệ thống ăn ten thích nghi có khả năng giảm nhiễu đồng kênh từ các vị trí khác. Các công nghệ được ăng-ten thích nghi hộ trợ bao gồm:

− Định dạng búp sóng (Beamforming): với định dạng búp sóng, hệ thống sử dụng đa ăng ten để phát các tín hiệu đối trọng để cải thiện vùng bao phủ và dung lượng của hệ thống và giảm khả năng tổn thất.

Hình 2.22 Beam Shaping

− Mã hoá khoảng thời gian (STC): phát đa dạng như là mã hoá Alamouti được hỗ trợ để cung cấp tính đa dạng không gian và giảm độ dự trữ.

− Ghép kênh không gian (SM): Ghép kênh không gian được hỗ trợ để có được lợi thế các tốc độ đỉnh cao hơn và tăng thông lượng. Với ghép kênh không gian, nhiều luồng được phát trên nhiều ăng-ten. Nếu thiết bị thu cũng có nhiều ăng-ten thì nó có thể tách các luồng khác nhau và đạt được thông lượng cao hơn so với các hệ thống ăng-ten đơn. Với hệ thống MIMO 2x2, SM tăng tốc độ dữ liệu đỉnh gấp 2 bằng cách phát hai luồng dữ liệu. Trong tuyến lên UL, mỗi người sử dụng chỉ có một anten phát, thì hai người sử dụng có thể phát đồng thời trong cùng một khe như là hai luồng được ghép không gian từ hai ăng-ten của cùng một người dùng. Như thế gọi là ghép không gian cùng tuyến lên.

Một phần của tài liệu Công nghệ vô tuyến băng rộng wimax và ứng dụng trong mạng viễn thông (Trang 40 - 42)