Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trườn g:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang.doc (Trang 38 - 45)

II. Phân tích kinh doanh xuất khẩ u:

3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trườn g:

Việc lựa chọn thị trưòng xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Một khi đã đề cập đến xuất khẩu thì không thể không quan tâm đến các yếu tố như: xuất khẩu hàng hoá đến đâu ? số lượng bao nhiêu ? họ quan tâm đến sản phẩm của mình như thế nào? Làm thế nào để xuất khẩu hiệu quả đối với thị trường như thế ?…Và còn rất nhiều yếu tố khác nữa mà một doanh nghiệp phải quan tâm, có như vậy mới thấy rằng việc phân tích, đánh giá thị trường xuất khẩu có ý nghĩa và tính quyết định như thế nào đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay, gia nhập vào khối ASIAN, là thành viên của WTO, tiến trình hội nhập AFTA hầu hết các doanh nghiệp nước ta đang dần có những chuyển đổi về chiến lược phát triển mới phù hợp với nền kinh tế đương đại.

Ta thấy thị trường xuất khẩu của công ty Rau Quả Tiền Giang tương đối rộng nhưng tập trung ở Châu Âu như các nước Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Nga. Tại các thị trường này công ty có nhiều khách hàng quen thuộc và thương xuyên. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu của các thị trường này hơn hẳn các thị trường khác chiếm trên 70 %. Đây là những thị trường ổn định của công ty. Gần 30 năm hoạt động sản phẩm của công ty đã có một vị trí nhất định, sản phẩm của công ty có mặt ở nhiều thị trường Châu Á và đang phát triển ở thị trường Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ…

Biểu đồ 3 : Tỉ trọng giá trị xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

Nhìn vào biểu đồ ta thấy Đức là thị trường xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất, gần 30 % tổng giá trị xuất khẩu kế đến là Hà Lan khoảng 20 % và Nhật Bản trên 13 %. Đặc biệt Nhật là một thị trường khó tính, có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật là một thành công vì yêu cầu đối với rau quả nhập vào thị trường Nhật rất cao. Điều này góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trường Thuỵ Sỹ cũng tương đương với thị trường Nhật. Thị trường Nga chiếm trên 9 % tổng giá trị xuất khẩu còn thị trường Trung Quốc và các thi trường khác chỉ chiếm một phần nhỏ .

Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trường Đức, Hà Lan, Nhật thì biến động nhưng không nhiều.Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trưòng Nga giảm nhẹ nhưng ở thị trường Thuỵ Sỹ lại tăng lên. Nhìn lại Đức vẫn là thị trường có tỉ trọng kim ngạch

xuất khẩu cao nhất và tương đối ổn định qua các năm.Thị trường Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp, còn tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác ngày càng tăng . Công ty đang đẩy mạnh thị trường, quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Mỹ.

Ta hãy xem xét tình hình xuất khẩu của công ty ở một số thị trường  Thị trường Đức

Qua bảng số liệu ta thấy ở thị trường Đức, tỉ trọng giá trị xuất khẩu là cao nhất và ổn định qua 3 năm. Năm 2004 doanh thu xuất khẩu đạt được 31.180 triệu đồng, tăng 4.158 triệu đồng hay tăng 15,4 % so với năm 2004. Đức là một thị trường ổn định và truyền thống của công ty, năm 2004 đơn đặt hàng của Đức tăng làm cho doanh thu tăng. Mặt hàng đồ hộp chiếm tỉ trọng giá trị cao nhất trong giá trị xuất khẩu ở Đức và tăng nhanh qua các năm.

Sang năm 2005, theo thình hình chung doanh thu xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu ở Đức cũng giảm, trong năm này Đức không nhập khẩu mặt hàng trái cây tươi do bị sự cạnh tranh gay gắt của trái cây Thái Lan

Đức là một thị trường tiêu thụ đủ các loại rau quả tươi, hộp…Phần lớn nhập từ các nước Trung Nam Mỹ, Nam Âu và Thái Lan. Hàng Việt Nam do các doanh nghiệp người Việt nhập nhưng số lượng còn hạn chế, hàng rau quả Việt Nam đã có mặt trên thị trường Đức từ lâu nhưng chủ yếu là rau quả hộp.

(Theo www.vnexpress.net)  Thị trường Hà Lan

Hà Lan là một thị trường triển vọng của công ty, doanh thu xuất khẩu ở Hà Lan chiếm gần 20 % doanh thu xuất khẩu của công ty. Doanh thu xuất khẩu ở Hà Lan năm 2004 đạt 26.188 triệu đồng, tăng 8.722 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 49,9 % so với năm 2003. Ở thi trường Hà Lan sản phẩm đồ hộp là mặt hàng chủ lực và có tỉ trọng tăng đều qua các. Sở dĩ doanh thu ở Hà Lan tăng lên do công ty đẩy mạnh công tác thị trường đồng thời giá xuất khẩu trong năm 2004 tăng lên.

Công ty thực hiện các hợp đồng xuất khẩu 3 tháng hoặc 6 tháng. Công ty chào bán sản phẩm qua mạng, nhận đơn đặt hàng từ khách hàng. Giá của sản phẩm được định chủ yếu là tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh và giá nguyên liệu đầu vào, giá

được định trên cơ sở thỏa thuận giữa hai phía, miễn sao hai bên đều có lợi, cho nên về giá cả không cố định mà luôn biến đổi tuỳ theo từng mặt hàng.

Sang năm 2005 doanh thu xuất khẩu ở Hà Lan đạt 16.192 triệu đồng, giảm 9.996 triệu hay giảm 38,2 % so với năm 2004, nguyên nhân do chịu sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, vì là thị trường công ty mới đẩy mạnh xuất khẩu nên doanh thu chưa ổn định, do áp dụng giá bán cạnh tranh nên giá bán của công ty phụ thuộc nhiều vào giá xuất khẩu của thế giới.

Do tỉ trọng mặt hàng đồ hộp tăng lên khá cao nên các mặt hàng còn lại đều có tỉ trọng giảm xuống, theo qui mô chung thì đây là điều đương nhiên.

Thị trường Nhật:

Nhật chiếm tỉ trọng tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tương đối ổn định, trên 13%, mặt hàng đồ hộp có tỉ trọng liên tục tăng vì nhóm sản phẩm này đã có nhiều uy tín trong thị trường Nhật. Còn trái cây đông lạnh và trái cây tươi liên tục giảm, riêng trái cây tươi Nhật không nhập khẩu vào năm 2004 và năm 2005 do yêu cầu của Nhật về mặt hàng này ngày càng khắt khe.

Mặc dù tiêu thụ rất nhiều các loại trái cây rau quả trên thị trường thế giới nhưng tính cạnnh tranh ở thị tường này rất cao. Rau quả Việt Nam chưa có uy tín trên thị trường này nên giá thường thấp. Rau quả vào Nhật Bản được kiểm tra rất kỹ, theo qui định bắt buộc, tất cả các mặt hàng rau quả vào Nhật Bản trước hết phải qua 2 khâu kiểm tra chất lượng mẫu mã và kiểm dịch theo phương pháp xác suất, sau đó tiếp tục chuyển từ kho ngoại quan đến nơi hoàn tất các thủ tục nhập khẩu và thông quan rồi mới được phân phối qua các kênh tiêu thụ bán buôn, bán lẻ. Trong quá trình kiểm tra các cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ loại bỏ hoặc trả lại ngay những lô hàng không đảm bảo chất lượng, kích cỡ, màu sắc, hình dạng, không có mầm bệnh gây hại cho người tiêu dùng, kể cả các loại rau quả nhập dùng làm nguyên liệu chế biến. Điều quan trọng là những nhà xuất khẩu này sẽ bị huỷ bỏ hợp đồng trong thời gian rất dài sau đó hoặc rất khó nối lại quan hệ với đối tác cũ.

Các thị trường còn lại

Nga và Thuỵ Sỹ là hai thị tường thường xuyên đặc biệt là Nga, Nga là thị trường lâu dài của công ty từ hơn 20 năm qua, tỉ trọng xuất khẩu ở thị trường này là ổn định.

Thị trường Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp, do sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty cùng ngành ở Thái Lan, Indonexia, các nước Nam Mỹ … Các công ty ở các nước này sản xuất hàng loạt vào mùa vụ rồi tung ra thị trường các nước làm cho giá cả giảm mạnh, buộc công ty phải giảm giá. Ngành xuất khẩu rau quả của Thái Lan rất mạnh, có vùng nguyên liệu tập trung, qui mô lớn, máy móc công suất gấp 3-4 lần so với Việt Nam, bao bì được sản xuất trong nước và Thái Lanhơn hẳn chúng ta về kinh nghiệm thị trường. Một khó khăn của công ty là bao bì phải nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm trên 40 % giá thành sản phẩm, nên chưa cạnh tranh lại với các công ty nước ngoài về giá cả.

Ở các thị trường khác giá trị xuất khẩu của công ty tăng lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng, là sự nổ lực của công ty trong công tác mở rộng thị trường. Do chưa có phòng marketing, hạn hẹp về tài chính, nên hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế, hướng phát triển của công ty là thânm nhập vào thị trường Mỹ.

Nhìn chung thị trường xuất khẩu của Công ty tương đối rộng không phụ thuộc vào một thị trường nào nên có thể giảm bớt rủi ro do biến động của thị trường thế giới. Đức là một thị trường ổn định của Công ty, là thị trường quen thuộc từ lâu, cần giữ vững quan hệ lâu dài, tuy nhiên không phải tập trung nhiều để đẩy mạnh những thị trường tiềm năng.

Thuỵ Sỹ và Hà Lan được công ty xếp vào loại thị trường tiềm năng, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Thuỵ Sỹ tăng lên qua các năm, còn ở Hà Lan thì còn biến động. Đồng thời tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường khác cũng

tăng nhanh qua các năm. Các thị trường này chính là hướng phấn đấu của Công ty. Còn thị trường Nga và Trung Quốc là những thị trường truyền thống tuy tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này chưa cao nhưng công ty cần củng

cố để góp phần tăng thêm giá trị kim ngạch. Riêng ở thị trường Nhật Công ty nên đẩy mạnh hợp tác lâu dài, đáp ứng những yêu cầu của thị trường này vì Nhật là một thị trường tiêu thụ rau quả lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang.doc (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w