0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Phân tích tình hình dư nợ theo 5 nhóm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ.DOC (Trang 46 -49 )

Bảng 13: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO 5 NHÓM

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm 1 205.394 83,15 264.550 98,92 323.550 99,59 59.156 28,80 59.000 22,30 Nhóm 2 39.212 15,87 725 0,27 546 0,17 -38.487 -98,15 -179 -24,69 Nhóm 3 994 0,40 495 0,19 195 0,06 -499 -50,20 -300 -60,60 Nhóm 4 554 0,22 441 0,16 180 0,06 -113 -20,39 -261 -59,18 Nhóm 5 894 0,36 1222 0,46 400 0,12 328 36,69 -822 -67,27 Tổng dư nợ 247.003 100 267.434 100 324.871 100 20.431 8,27 57.437 21,48 Tổng nợ quá hạn (nhóm 2+3+4+5) 41.654 16,86 2.883 1,08 1.321 0,41 -38.771 -93,31 -1.562 -54,18 Tổng nợ xấu (nhóm 3+4+5) 2.442 0,98 2.158 0,81 775 0,23 -284 -11,63 -1.383 -64,09

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Long Hồ)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm nợ khác. Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm. Qua 3 năm ta thấy, tổng dư nợ của Ngân hàng ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2005 tổng dư nợ của Ngân hàng là 247.003 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là 267.434 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 20.431 triệu đồng. Sang năm 2007, dư nợ tăng lên 324.871 triệu đồng, tăng 57.437 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 21,48%. Dư nợ tăng do doanh số cho vay tăng, lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trễ nên dư nợ tăng. Nền kinh tế đang phát triển, thực hiện chủ trương của tỉnh, người dân mạnh dạng vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn:

Trong các nhóm nợ thì nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ cao hơn các nhóm nợ khác và tăng lên qua 3 năm. Trung bình trong 3 năm chiếm hơn 83% trong tổng dư nợ. Năm 2005, nhóm nợ loại này là 205.394 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,15% tổng dư nợ. Năm 2006 dư nợ nhóm này là 264.550 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,92%, so với năm 2005 tăng 59.156 triệu đồng. Sang năm 2007,

dư nợ nhóm này là 323.550 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,59% trong tổng dư nợ, so với năm 2006 tăng 59.000 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu, vì việc trễ hạn thanh toán từ 1 đến 10 ngày là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền. Bên cạnh đó, Ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện sẽ xảy ra những rủi ro để có những biện pháp xử lý kịp thời.

* Nợ quá hạn là các khoản nợ nhóm 2, 3, 4, 5 trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Nợ quá hạn là vấn đề bất kỳ Ngân hàng nào cũng quan tâm, là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Khi phát sinh nợ quá hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của khách hàng bị giảm sút, vốn cho vay khó có thể thu hồi.

+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý:

Đây là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, tuy đã quá hạn nhưng vẫn có khả năng thu hồi cao. Năm 2005 là 39.212 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,87% trong tổng dư nợ. Năm 2006 khoản nợ loại này là 725 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,27% tổng dư nợ, đã phần nào nói lên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong những năm qua được đẩy mạnh và có hiệu quả. Sang năm 2007, dư nợ khoản này là 546 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,17% tổng dư nợ, giảm 64,09% so với năm 2006. Nguyên nhân có thể do một phần khoản nợ này đã được thu hồi, một phần chuyển sang nhóm nợ cao hơn.

+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn:

Đây là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến dưới 180 ngày cần phải thu hồi. Năm 2005 khoản nợ này là 994 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,40% tổng dư nợ. Năm 2006, khoản nợ này là 495 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,19% tổng dư nợ, so với năm 2005 giảm 499 triệu đồng tỷ lệ giảm là 50,20%. Sang năm 2007, khoản nợ này tiếp tục giảm còn 195 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,06% tổng dư nợ, so với năm 2006 giảm 300 triệu đồng tỷ lệ giảm 60,60%. Nợ quá hạn nhóm này ngày càng giảm, nguyên nhân có thể do nợ nhóm trên chuyển sang ít, đây là biểu hiện tốt cho hoạt động của Ngân hàng.

+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày giảm qua 3 năm, năm 2005 khoản nợ loại này là 554 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,22%. Năm 2006, khoản nợ này giảm

còn 441 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng dư nợ, giảm 113 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, khoản nợ này là 180 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,06% tổng dư nợ của Ngân hàng, so với năm 2006 giảm 59,18%. Khoản nợ này giảm qua 3 năm do Ngân hàng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, tăng cường thêm cán bộ tín dụng xuống các hộ có nợ quá hạn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khách hàng để nợ quá hạn để có công tác xử lý phù hợp.

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn:

Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, đây là khoản nợ có khả năng mất vốn, qua 3 năm chiếm tỷ trọng cao hơn hai nhóm nợ quá hạn còn lại, có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2005, khoản nợ này là 894 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.36% tổng dư nợ. Năm 2006, khoản nợ loại này là 1.222 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,46%, so với năm 2005 tăng 328 triệu đồng. Nguyên nhân là các khoản nợ trước vẫn chưa thu hồi được nên dẫn đến việc gia tăng khoản nợ này. Sang năm 2007, tình hình thu nợ được đẩy mạnh và có hiệu quả hơn nên khoản nợ loại này giảm xuống 400 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,12% trong tổng dư nợ, giảm 67,27% so với năm 2006. Ngân hàng cần tăng cường công tác tín dụng, đặc biệt là thu hồi khoản nợ này.

Ta thấy rằng, những khoản nợ đến 180 ngày là những khoản nợ vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nghĩa là khả năng thu hồi còn rất cao. Ngoài việc thu hồi vốn gốc, Ngân hàng còn thu thêm khoản tiền lãi phạt. Riêng các khoản nợ còn lại, tuy Ngân hàng chưa thu được vốn đúng như dự kiến nhưng đây là những khoản nợ có tài sản bảo đảm nên hoàn toàn có thể thu hồi được thông qua thanh lý đấu giá tài sản. Nguyên nhân làm cho khoản nợ này không giảm mà lại còn tăng là do việc xử lý tài sản bảo đảm còn chậm bởi nhiều yếu tố khác như: khách hàng gây cản trở cho Ngân hàng trong việc xử lý tài sản để thu nợ; sự phối hợp giữa tòa án, cơ quan thi hành án và Ngân hàng chưa tốt làm việc thực hiện phát mãi thu hồi tài sản bị chậm trễ.

Mặc dù, Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm nhưng công tác thu hồi nợ gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn. Bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường tác động khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế, làm nợ quá hạn phát sinh.

Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang dần có hiệu quả, nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm giảm. Ngân hàng cần phát huy công tác này để hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ.DOC (Trang 46 -49 )

×