Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ.doc (Trang 49 - 53)

Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn thì còn một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng như: dư nợ trên vốn huy động, dư nợ trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng.

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT huyện Long Hồ, ta sẽ phân tích từng chỉ tiêu:

Bảng 14: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 238.046 248.975 338.364 Vốn huy động Triệu đồng 97.834 89.934 132.570 Doanh số cho vay Triệu đồng 397.049 442.661 476.382

Thu nợ Triệu đồng 388.705 422.230 418.945

Dư nợ Triệu đồng 247.003 267.434 324.871

Dư nợ bình quân Triệu đồng 242.831 257.219 296.153

Nợ xấu Triệu đồng 2.442 2.158 775 Dư nợ/vốn huy động (lần) 2,52 2,97 2,45 Dư nợ/tổng nguồn vốn (lần) 103,76 107,41 96,01 Hệ số thu nợ (lần) 0,98 0,95 0,88 Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,99 0,81 0,24 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 1,60 1,64 1,41 ( Nguồn: Bảng cân đối tài khoản qua 3 năm)

- Tổng dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nó thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ.

Qua bảng trên ta thấy năm 2005 thì bình quân 2,52 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng giảm xuống so với năm 2005, thể hiện bình quân 2,97 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Sang năm 2007 bình quân 2,45 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Như vậy tình hình vốn huy động của Ngân hàng tăng so với năm 2006.

Để vốn huy động sử dụng có hiệu quả hay nói cách khác để nâng cao vốn huy động trong dư nợ thì Ngân hàng cần đề ra các biện pháp thích hợp để khiến khích người dân gửi tiền tăng nguồn vốn huy động và tạo thu nhập hơn cho Ngân hàng.

- Dư nợ trên tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này có biến động qua 3 năm, tăng lên trong năm 2006, sang năm 2007 lại giảm xuống, cụ thể: năm 2005 chỉ tiêu này là 1.04, năm 2006 là 1.07, năm 2007 lại giảm xuống còn 0,96. Qua đây ta thấy, hiệu quả sử dụng đồng vốn của Ngân hàng chưa cao. Tuy nhiên không vì riêng chỉ tiêu này khẳng định hoạt động tín dụng của Ngân hàng không tốt. Vì qua 3 năm, cả doanh số cho vay và doanh số

dư nợ của Ngân hàng đều tăng. Nhưng chỉ tiêu này giảm trong năm 2007 do tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tổng nguồn vốn.

- Hệ số thu nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng trong công tác thu nợ. Hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng năm 2005 là 0,98. Năm 2006 do nền kinh tế có biến động như giá cả tăng, ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên công tác thu hồi nợ gặp khó khăn làm cho hệ số thu nợ giảm xuống còn 0,95. Năm 2007 hệ số thu hồi nợ giảm còn 0,88, điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ năm 2007 gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân làm giảm hệ số thu hồi nợ là do khách hàng đầu tư vào những dự án có nhiều rủi ro, hơn nữa những năm gần đây giá cả hàng hóa biến động làm cho khách hàng làm ăn thua lỗ, bên cạnh đó do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh nên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho Ngân hàng khi đến hạn.

- Nợ xấu trên tổng dư nợ:

Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt.

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này trong 3 năm có xu hướng giảm, năm 2005, chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ là 0,99%, năm 2006 là 0,81%. Chỉ số này cho thấy công tác tín dụng của Ngân hàng được đánh giá một cách tương đối tốt. Điều này có thể giải thích là do Ngân hàng đã tăng cường thêm cán bộ tín dụng giỏi, xuống xã có dư nợ cao, số hộ vay nhiều nên việc kiểm tra quản lý chặt chẽ hơn vì vậy nợ quá hạn giảm xuống. Đến năm 2007 thì chỉ số này giảm còn 0,24%. Thời gian này Ngân hàng đang đẩy mạnh thu nợ quá hạn nên làm cho chỉ tiêu này giảm một cách đáng kể.

Ngân hàng cần xem xét kỹ những dự án cũng như thận trọng trong việc đánh giá khách hàng và công tác thẩm định cho vay. Ngoài ra, nợ quá hạn phát sinh do người dân không sử dụng vốn theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà Ngân hàng không kiểm soát dẫn đến tình trạng khi đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, do đó rủi ro nợ quá hạn xảy ra. Đa số các khoản vay đều phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, đây cũng là đối tượng chịu nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, do một số hộ chưa có biện pháp tốt trong sản xuất dẫn đến kết quả sử dụng vốn vay không hiệu quả nên nguồn trả nợ không đảm bảo. Hơn nữa, hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng mấy năm gần đây gặp nhiều khó khăn nhất định do việc cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng Thương mại trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt.

- Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm

Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng luôn biến động, năm 2005 là 1,60 vòng, năm 2006 tăng lên là 1,64 vòng, sang năm 2007 lại giảm còn 1,41 vòng. Qua phân tích ta thấy được vòng quay vốn của Ngân hàng tăng lên vào năm 2006 và lại giảm ở năm 2007, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả trong năm 2006 và chưa được tốt ở năm 2007.

Nhìn chung hiệu quả tín dụng của NHNO & PTNT huyện Long Hồ ngày càng có hiệu quả hơn, dư nợ và doanh số cho vay tăng trưởng nhanh, Ngân hàng đã khai thác hết tiềm năng đầu tư trong địa bàn huyện, nợ xấu giảm qua các năm. Tuy nhiên, tình hình thu nợ biến động và giảm trong năm 2007, vòng quay đồng vốn luân chuyển còn thấp dẫn đến tạo ra lợi ích thấp hơn. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì phát huy những hiệu quả đạt được, tăng cường công tác tín dụng nâng cao khả năng cạnh tranh đưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển.

Chương 5

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ.doc (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w