0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Dự kiến thời gian xây dựng dự án

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN PHẾ LIỆU , PHẾ THẢI NGÀNH THỦY SẢN.PDF (Trang 51 -51 )

Dự án dự kiến khởi công thực hiện vào tháng 4/2007 và dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào tháng 1/2009.

Bảng 4 : Tiến độ hoàn thành dự án Năm 2007 Năm 2008 Năm2009 TT Công việc 4-8 9-12 1-6 7-9 10-11 12 1 1 Lập dự án khả thi và hợp đồng thuê đất.

2 Lập thiết kế kỹ thuật công trình. 3 Thi công xây dựng.

4 Mua sắm máy móc thiết bị. 5 Vận chuyển, lắp đạt thiết bị

6 Chạy thử, nghiệm thu. 7 Hoạt động chính thức.

( Ngun: phòng qun lý ri ro )

4.2.2 Đánh giá nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án.

Công ty sẽ tận dụng nguồn phế phẩm cá tra, basa sau khi philê để làm nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho dự án. Được thành lập năm 2005, công ty TNHH Thiên Mã tổ chức sản xuất sản phẩm tại nhà máy thủy sản số 1 với công suất máy thiết kế là 55 tấn nguyên liệu cá tra, basa/ngày. Do mới thành lập nên trong năm 2006 công ty chỉ hoạt động với 80% công suất thiết kế máy, năm 2007 hoạt

động với 90% công suất máy, và từ năm 2008 công ty hoạt động với 100% công suất máy.

Bảng 5: Sản lượng cá nguyên liệu đưa vào sản xuất hàng ngày từ 2006-2008

Đơn vị tính: Tấn

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Công suất hoạt động 80% 90% 100%

Sản lượng cá nguyên liệu đưa vào philê 44 49,5 55

(Ngun: Phòng qun lý ri ro)

Với định mức một tấn cá tra, basa nguyên liệu sau khi philê sẽ cho ra khoảng 700kg phụ phẩm, qua đó có thể tính toán được sản lượng phụ phẩm cá tra, basa công ty tạo ra hàng ngày từ năm 2006-2008.

Bảng 6:Sản lượng phụ phẩm cá tra, basa tạo ra hàng ngày từ năm 2006-2008

Đơn vị tính: Tấn

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Công suất hoạt động 80% 90% 100%

Sản lượng cá nguyên liệu đưa vào philê 44 49,5 55

Sản lượng phụ phẩm tạo ra 30,8 34,65 38,5

Qua bảng trên cho thấy từ năm 2008 trở đi thì hàng ngày công ty sẽ tạo ra lượng phụ phẩm là 38,5 tấn/ngày, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho dự án. Bên cạnh đó công ty còn dự kiến mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản số 2 với công suất 400 tấn nguyên liệu cá tra, cá basa/ngày cùng lúc thực hiện dự án này, nâng công suất chế biến của công ty lên 455 tấn nguyên liệu/ngày. Như vậy, khi nhà máy thủy sản số 2 được thành lập thì lượng phụ phẩm tạo ra hàng ngày từ các nhà máy chế biến của công ty là 318,5 tấn phụ phẩm/ngày. Với lượng phụ phẩm tạo ra này đủ sức đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho dự án “xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thảy ngành thủy sản” có công suất thiết kế 100 tấn nguyên liệu/ngày của công ty.

Ngoài ra, công ty có thể thu mua nguyên liệu từ cá nhà máy chế biến thủy sản trong khu vực ĐBSCL. Theo Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), nguồn cung dồi dào cùng với việc chinh phục được hàng tỷ người tiêu dùng tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổđã đưa cá tra, cá basa thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam. Bảng 7: Sản lượng xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam 2006-2008 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Sản lượng (nghìn tấn) 292,5 383,2 657

Giá trị ( triệu USD) 727,7 974,12 1.480

Năm 2007 sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam đạt 383,2 nghìn tấn với kim ngạch 974,12 triệu USD, tăng 31% về lượng và 20,07% so với năm 2006. Năm 2008 đạt tổng sản lượng 657.000 tấn với kim ngạch 1,48 tỷ USD, tăng 69% về sản lượng và 51% về giá trị so với năm 2007; đồng thời chiếm 32,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.

Với định mức 3 kg nguyên liệu cho ra 1 kg thành phẩm, như vậy, lượng phụ

phẩm tạo ra từ việc philê cá tra, cá basa chiếm khoảng 70% khối lượng cá nguyên liệu cá đưa vào chế biến. Với sản lượng xuất khẩu tăng dần qua các năm thì lượng phế phẩm tạo ra thật khổng lồ. Trước đây, thứ phế phẩm này một số ít nhà máy vẫn sử dụng để sản xuất mỡ; phần lớn còn lại bán cho tư nhân; chỉ một số ít được dùng làm thức ăn chăn nuôi, còn lại đều được “luyện” mỡ cá. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, con cá tra, cá basa mất philê được tận dụng tối đa: đầu, xương sống, ruột, kỳ vi chế biến thành thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi sau khi đã nấu lấy mỡ bán với giá 3.000đ/kg. Bong bóng cá bán cho những đại lý chuyên thu mua sấy khô cung cấp cho các nhà hàng nấu xúp với giá gần 20.000đ/kg. Bao tử cá làm sạch bán cho các quán ăn đặc sản với giá 10.000đ/kg. Da cá xuất khẩu sang châu Âu với giá 5.000đ/kg phục vụ công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm. Riêng mỡ cá - chiếm từ 15 - 20% trọng lượng - được các cơ sở

chế biến nấu thành mỡ nước cung ứng cho thị trường, giải pháp tận thu những phụ phẩm của cá (đầu,vi, bụng, xương) thải ra trong quá trình chế biến cá tra, cá basa để tách chiết ra mỡ sạch làm dầu biodiesel đã giải quyết được bài toán môi trường, tạo thêm một nguồn nhiên liệu giá rẽ phụ vụ sản xuất, đời sống dân cư

trong vùng và đem lại nguồn lợi lớn cho cá vùng sản xuất cá tra, cá basa. Tại thời

điểm giữa năm 2008, với mỗi 1kg phụ phẩm (giá 3.500 – 4.000đ/kg) có thể cho ra 0,2kg mỡ cá (với giá bán 13.000 – 14.000đ/kg) và 0,3kg bột cá (9.000 – 10.000đ/kg). Sau khi trừ các chi phí, việc chế biến phụ phẩm có thể đem lại lợi nhuận từ 500 – 1.000đ/kg . Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân,

động lực chính làm xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở chế biến phụ phẩm cá tra với quy mô vừa và nhỏ. Năm 2006 cả ĐBSCL có 50 nhà máy chế biến phụ

phẩm cá tra, cá basa, sang năm 2007 tăng lên 70 nhà máy và đến năm 2008 thì có khoảng 80 nhà máy chế biến phụ phẩm cá tra, cá basa đang hoạt động.

Với nhu cầu hiện tại của thị trường đã làm cho giá trị phụ phẩm cá tra, cá basa gia tăng và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tới, vì vậy việc thu mua mua nguyên vật liệu từ thị trường bên ngoài có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc tận dụng được nguồn phụ phẩm tạo ra từ nhà máy chế biến thủy sản số 1 đang hoạt động của công ty sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho dự án. Bên cạnh đó công ty còn dự tính mở rộng quy mô sản xuất, nếu nhà máy chế biến thủy sản số 2 của công ty được thành lập thì sản lượng phụ phẩm tạo ra hàng ngày của công ty không những đủ khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu

đầu vào cho dự án mà còn có thể tạo thêm thu nhập cho công ty khi bán lượng phụ phẩm tiêu dùng không hết ra thị trường bên ngoài.

4.2.3 Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự

án.

M cá: được chế biến từ phụ phẩm đầu và thân cá tra, cá basa đã chế biến philê, được dùng làm nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy hải sản, hoặc được chiết xuất tinh dầu trong công nghiệp chế biến mỹ phẩm, thực phẩm, sản xuất dầu biodizel, Glycerol chiết xuất từ mỡ cá tra, cá basa, muối kali làm phân bón và mỡ bôi trơn.

Khi nghề nuôi cá Tra của ĐBSCL chưa phát triển thì mỡ cá tra, basa xem như

phế phẩm bỏ đi. Theo nhịp thời gian, nghề nuôi cá tra của ĐBSCL phát triển, nông dân cùng doanh nghiệp đua nhau nuôi cá tra, basa. Các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu cũng đua nhau mọc lên. Phế phẩm mỡ cá tra ngày càng nhiều, các cơ sở sản xuất dầu bôi trơn nghĩ đến việc tận dụng mỡ cá tra để chế biến mỡ bôi trơn động cơ tung ra thị trường. Sản phẩm này được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nhưng các cơ sở chế biến mỡ bôi trơn từ mỡ cá tra cả khu vực ĐBSCL cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Năm 2004, giá nhiên liệu bắt đầu tăng lên nhất là dầu diesel, một số doanh nghiệp bước vào nghiên cứu thử nghiệm lấy mỡ cá tra chế biến dầu sinh học. Giữa năm 2006 toàn vùng ĐBSCL có 3 cơ sở sản xuất thành công dầu biodiesel từ mỡ cá tra, cá basa là Công ty Agifish ở An Giang, công ty TNHH Minh Tú ở T.p Cần Thơ và công ty TNHH thương mại thủy sản Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long, việc sử dụng dầu biodiesel từ mỡ cá sẽ khắc phục

được tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt góp phần nâng cao giá trị cho con cá tra, cá basa. Theo báo điện tử Cần Thơ số ra ngày 24/07/2008 thì từđầu năm

2007 thì thị trường mỡ cá đã có sự biến động khi có sự thu mua một lượng lớn mỡ cá từ Trung Quốc, HongKong, Đài Loan và Campuchia nên mặc dù sản lượng mỡ cá hàng năm tạo ra có tăng nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, dẫn đến giá mỡ cá không ngừng tăng cao. Nhưng tăng mạnh nhất là từ đầu năm 2008 mỡ cá tra, basa đang được nhiều nước đặt hàng khối lượng lớn, nhiều nhà máy chế biến mỡ cá Tra tại ĐBSCL không đủ hàng cung ứng. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh tranh nhau đến ĐBSCL mua mỡ cá tra để xuất khẩu. Các nhà máy chế biến mỡ cá Tra tại ĐBSCL cho rằng, nhu cầu mỡ cá tra, basa để các doanh nghiệp trong nước dùng chế biến thức ăn gia súc và khách hàng nước ngoài (Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Campuchia) nhập khẩu để

chế biến thực phẩm và dầu biodiesel tăng mạnh, đáp ứng không đủ. Khoảng giữ

tháng 8/2008 theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá mỡ cá tra đang ở mức 14.500 - 15.000 đồng/kg, nhưng nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn giá súc, chế biến thực phẩm, dầu biodiesel... vẫn rất “khát” hàng, tại Cần Thơ mỡ cá tra đã qua sơ chếđang được nhiều nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu tại TP Cần Thơ bán ra với giá 14.000 đồng/kg. Theo Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ, mỗi tháng các nhà máy chế biến thủy sản ở Cần Thơ chế biến được trên 4.000 tấn mỡ cá, chưa kể các cơ sở chuyên thu gom phụ

phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản để chế biến mỡ cá xuất khẩu, nhưng

đều có đầu ra ổn định.

Việc sản xuất mỡ cá từ phế phẩm cá tra, cá basa theo phương pháp công nghiệp thì lượng mỡ cá sẽ thu được khoảng 20-22% nguyên liệu ban đầu. Sau khi philê thì một tấn cá tra, basa cho ra 700kg phụ phẩm. Như vậy, cứ một tấn cá tra, basa sẽ có thể chế tạo ra khoảng 140 kg mỡ cá. Với sản lượng cá tra, cá basa từ

năm 2006-2008 tại khu vực ĐBSCL và với tình hình tiêu thụ mỡ cá tra, basa thì có thểước lượng được sản lượng mỡ cá được tạo ra và tiêu thụ qua các năm như

Bảng 8: Sản lượng mỡ cá tiêu thụ qua cá năm 2006-2008 Đơn vị tính: Nghìn tấn Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Sản lượng cá da trơn tại ĐBSCL 830 1.200 1.300 Sản lượng mỡ cá tạo ra tại ĐBSCL 116,2 168 182

Từ bảng 8 cho biết sản lượng mỡ cá được tạo ra và tiêu thụ hàng năm tương

được với sản lượng cá tra, cá basa được nuôi trong toàn khu vực ĐBSCL. Qua

đó, chúng ta có thể dự trù được nhu cầu của thị trường mỡ cá trong những năm sau khi dự án được thực hiện.

Bảng 9: Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ

Năm Y x

2006 116,2 -1

2007 168 0

2008 182 1

Tổng 522,2 0

Căn cứ vào số liệu ở bảng 6 ta có thể tính được cá tham số a và b từ đó thế

vào phương trình Y = aX + b a = 2 2 2 1 0 ) 1 ( 182 * 1 168 * 0 2 , 116 * ) 1 ( + + + + = 1 0 1 182 0 ) 2 , 116 ( + + + + = 32,29 b = 3 2 , 522 = 174

Qua đó, chúng ta có thể xác định được nhu cầu tương lai về sản phẩm mỡ cá trong 10 năm tiếp theo khi dự án được thực hiện:

Bảng 10: Dự báo nhu cầu mỡ cá từ 2009-2018 Đơn vị tính: Nghìn tấn Năm Nhu cầu sản lượng mỡ cá 2009 238,58 2010 270,87 2011 303,16 2012 335,45 2013 367,74 2014 400,03 2015 432,32 2016 464,61 2017 496,9 2018 529,19

Qua phân tích trên cho thấy, mỡ cá đang có nhu cầu tiêu thụ mạnh không chỉở

khu vực ĐBSCL mà còn ở một số nước như Trung Quốc, HongKong, Đài Loan… sản lượng mỡ cá tạo ra hàng năm tại ĐBSCL chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhiều doanh nghiệp tại ĐBSCL đã bỏ ra hàng chục tỉ đồng đầu tư

nhà xưởng, nhập dây chuyền công nghệ chế biến mỡ cá tra từ Trung Quốc, Thái Lan để nâng chất lượng sản xuất, thay thế phương pháp thắng mỡ thủ công trước

đây. Nhiều doanh nghiệp chế biến mỡ cá tra cho rằng, với đà nguồn nhiên liệu dầu hỏa cạn kiệt và tăng giá sẽ là cơ hội vàng cho mỡ cá tra, basa ĐBSCL. Giá mỡ cá tra đang “sốt”, đang hút hàng nhưng theo các nhà kinh doanh mỡ cá tra, viễn cảnh sẽ còn sáng sủa hơn nhiều. Đó là giá dầu thế giới tăng cao hơn, nhu cầu sử dụng dầu biodiesel nhiều hơn. Hơn nữa, mỡ cá tra, basa có hàm lượng omega3, hàm lượng cholesterol thấp hơn mỡ heo và cá biển, tiềm năng chế biến mỡ cá tra để làm thực phẩm, dược phẩm sẽ có nhiều cơ hội khai thác hơn. Qua

đó cho thấy thị trường mỡ cá tại ĐBSCL đang có khoảng trống lớn, sản phẩm của dự án đang có thị trường tiêu thụ ổn định, và nhu cầu đều tăng qua các năm,

đó là cơ sở vũng chắc cho việc thực hiện dự án.

Bt cá: Bột cá khô được xấy mịn từ phụ phẩm thịt và xương cá tra, cá basa sau khi được thắng lấy mỡ và sấy khô. Bột cá Basa, cá tra cung cấp dinh dưỡng

cho động vật như nguồn đạm tối ưu dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thuỷ

sản... Bột cá được sử dụng chủ yếu như là nguồn protein dễ tiêu hoá, cung cấp các acid béo cần thiết, ít cholesterol, giàu chất khoáng, phospholipis…và các chất thu hút vị ngon, giúp tiêu hoá tốt, đảm bảo mức độ dinh dưỡng, năng lượng cho vật nuôi nặng cân, chóng lớn…vì vậy, nhu cầu bột cá như một dạng protein trong thức ăn chăn nuôi ngày càng trở nên cấp thiết.

Tại Việt Nam bột cá được sử dụng như thành phần chủ yếu trong thức ăn chăn nuôi, trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng của việc nuôi trông thủy sản và chăn nuôi gia súc thì kèm theo đó là việc tăng lượng bột cá dùng để sản xuất. Tuy nhiên, sản lượng bột cá sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cả về chất lượng lẫn số lượng, vì vậy hàng năm Việt Nam phải bỏ ra một lượng ngoại tệ không nhỏ để nhập khẩu hàng trăm tấn bột cá từ các nước Pêru, ChiLê, Thái Lan, Malaysia…Theo báo cáo của Cục chăn nuôi – Bộ NN-PTNT thì năm 2006 sản lượng thức ăn chăn nuôi trong nước sản xuất được đạt 5.118 triệu tấn. Để sản xuất được 5.118 triệu tấn thức ăn chăn nuôi nói trên chúng ta không đủ nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài như ngô, khô dầu, cám mì, bột mì, bột cá…trong đó lượng bột cá nhập khẩu là 55 ngàn tấn chiếm khoảng 60% nhu cầu bột cá, năm 2007 Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 100 ngàn tấn bột cá, theo số liệu thống kê ước tính kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam đạt 1,66 tỷ USD tăng 35,4% so với năm

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN PHẾ LIỆU , PHẾ THẢI NGÀNH THỦY SẢN.PDF (Trang 51 -51 )

×