Phân tích lượng tồn đọng của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị.

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 38 - 41)

- Bên cạnh đó, do không có mặt bằng sẵn nên Công ty phải tốn thêm khoảng chi phí để thuê mặt bằng.

4.3.3.2. Phân tích lượng tồn đọng của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị.

tiêu giá trị.

Bảng 14: GIÁ TRỊ TỒN KHO CUỐI KỲ CỦA CÁC MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 - 2007)

ĐVT: Ngàn đồng

TÊN HÀNG NĂM 2006 NĂM 2007

Mì Thiên Hương 124.050 124.962

Bột giặt Net 218.839 226.646

Dầu ăn MeiZan 49.435 370.548

Hàng khác 1.046.569 1.955.017

ΣGTHTK 1.438.893 2.677.173

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)

(Ghi chú: GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)

Từ số liệu thực tế trên ta tính được chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho của Công ty như sau:

Bảng 15: PHÂN TÍCH TỔNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (2006 – 2007)

ĐVT: Ngàn đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)

(Ghi chú: GTHTK: Tổng giá trị hàng tồn kho)

Nhìn chung, mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho qua 2 năm đều tăng. Nguyên nhân là do giá trị hàng hoá mua bán của Công ty ngày càng tăng lên dẫn đến trị giá hàng tồn kho mỗi năm một tăng lên. Cụ thể như: trong năm 2007 thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 2.677.173 ngàn đồng cao hơn so với năm 2006 là 1.238.280 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 86,06%. Một phần là do giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) tăng lên. Mặt khác, là do tổng giá trị hàng hoá lưu

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006

Số tiền %

thông của Công ty tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, mức độ tiêu thụ mặt hàng mua vào lại không tăng nhiều, thêm vào đó giá trị tồn kho của các mặt hàng khác cũng tăng lên khá cao, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, Công ty cần giải quyết tốt những tồn đọng liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, góp phần tăng doanh thu cho Công ty.

Từ số liệu thực tế ta tính được tỷ phần tồn kho của các mặt hàng như sau:

Bảng 16: PHÂN TÍCH TỶ PHẦN TỒN KHO CỦA TỪNG MẶT HÀNG QUA 2 NĂM (2006 – 2007)

ĐVT: %

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)

Qua bảng số liệu ở trên thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng có sự biến động, có mặt hàng tăng nhưng cũng có mặt hàng giảm qua 2 năm, cụ thể:

Năm 2006

Với số liệu trên đối với 3 mặt hàng chính phân tích, đối với ba mặt hàng chính phân tích ta thấy bột giặt Net là mặt hàng chiếm tỷ lệ hàng tồn kho cao nhất đến 15,21%, điều này nói lên mặt hàng bột giặt Net tiêu thụ giảm do hàng tồn kho

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2007/2006 2007/2006

%

Mì Thiên Hương 8,62 4,67 (3,95)

Bột giặt Net 15,21 8,47 (6,74)

Dầu ăn Meizan 3,44 13,84 10,4

Hàng khác 72,73 73,02 0,29

nhiều mà giá trị bột giặt Net tiêu thụ trong năm 2006 chiếm tỷ lệ cũng thấp 3,58% trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của Công ty. Cho thấy, tỷ lệ hàng tồn kho trên là tương đối cao. Vì vậy, cần phải giảm lượng bột giặt Net tồn kho xuống thấp hơn tỷ phần giá trị tiêu thụ. Bên cạnh đó, Công ty cần nhập lượng bột giặt Net sao cho đủ nhu cầu tránh để hàng tồn kho quá nhiều, nếu như giá cả sụt giảm sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Song, đối với mặt hàng mì Thiên Hương thì tỷ phần giá trị hàng tồn kho chiếm 8,62%, trong khi đó giá trị tiêu thụ đạt 14,14% chứng tỏ lượng mì Thiên Hương tồn kho chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, hầu như hàng mua vào đã được tiêu thụ hết trong kỳ. Cuối cùng, là các mặt hàng khác (như: sữa bột, bột ngọt, đường, các loại mì khác, bột giăt khác, dầu ăn khác …) có tỷ lệ tồn kho cũng rất cao chiếm 72,73% tuy nhiên giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ cao hơn giá trị tồn kho là 79,08%. Cho nên, Công ty cần nhập thêm những mặt hàng này để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, cần xem xét thêm về mẫu mã, chất lượng và giá cả cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm góp phần làm tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa làm tăng lợi nhuận cho Công ty.

Năm 2007

Tuy nhiên, sang năm 2007 lượng dầu ăn Meizan tồn kho đã tăng lên. Cụ thể: dầu ăn Meizan tăng lên 10,4% so với năm 2006. Nguyên nhân, dầu ăn Meizan tăng lên như vậy là do lượng dầu ăn Meizan mà Công ty mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ phần giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cũng tăng lên, cụ thể: dầu ăn Meizan là 3,67%. Trong đó, tỷ phần tồn kho của dầu ăn Meizan cũng tăng và tăng cao hơn so với giá trị dầu ăn Meizan tiêu thụ cho thấy mặt hàng này đang có chiều hướng xấu và tốc độ tăng của doanh thu không theo kịp các mặt hàng khác là do tỷ phần tiêu thụ tăng không cao. Trong khi đó, tỷ phần tồn kho của mặt hàng bột giặt Net lại giảm đáng kể là 6,74 % so với năm 2006 và tỷ phần tiêu thụ của nó cũng tăng lên là 5,47%. Cho thấy, hầu như hàng mua vào gần tiêu thụ hết trong kỳ. Nguyên nhân là do nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này ngày càng cao. Vì vậy, Công ty cần nhập thêm hàng đối với mặt hàng này để tránh tình trạng cầu không đủ cung. Còn đối với mặt hàng khác, thì lượng tồn kho lại tăng lên là 73,02%, tức là tăng 0,29% so với năm 2006. Bên cạnh đó, năm 2007 tỷ trọng giá trị tiêu thụ của các mặt hàng này cũng giảm là 74,9%. Nguyên nhân, là do hàng hóa nhập vào nhiều hơn lượng bán ra dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tồn kho làm

tăng chi phí bảo quản hàng hóa tồn kho của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có chiến lược nhập hàng sao cho đủ bán và chỉ tồn kho ở mức phù hợp để tránh tình trạng giá cả biến động đột ngột gây thiệt hại đến doanh thu bán hàng của Công ty.

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w