- Bên cạnh đó, do không có mặt bằng sẵn nên Công ty phải tốn thêm khoảng chi phí để thuê mặt bằng.
4.4.2.2. Đối thủ cạnh tranh
a) Cơ hội: Do 3 mặt hàng tiêu thụ của Công ty là: mì Thiên Hương, Bột giặt Net và dầu ăn Meizan tương có giá rẻ và chất lượng tốt so với những mặt hàng cùng loại như: mì Aone, Hảo Hảo, Hello, dầu ăn: Simply, Nepturn, Marvela, Bột giặt: Omo, Tide, Lix,… Và do Công ty mua hàng từ chính Công ty sản xuất ra những mặt hàng đó nên giá tương đối rẻ. Do đó, chiếm ưu thế trong việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường hơn so với các mặt hàng khác cùng loại.
b) Đe dọa: Do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng nên đã có nhiều cửa hàng, đại lý, đặc biệt là siêu thị mọc lên như nấm dể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.
4.4.2.3. Nhà cung cấp
a) Cơ hội: Có sẵn những nhà cung cấp quen thuộc và có uy tín trên thị trường như: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thiên Hương, Công ty Cổ Phần bột giặt Net, Công ty TNHH Thành Long, … Chính những nhà cung cấp này đã mang lại những mặt hàng chất lượng, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, giúp cho Công ty tiêu thụ được hàng hóa. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp còn tạo điều kiện để
cung cấp hàng cho Công ty bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để Công ty mua hàng nhiều hơn hoặc cho nợ gối đầu.
b) Đe dọa: Có không ít nhà cung cấp gây sức ép đối với Công ty như: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cái Lân. Bắt buộc Công ty phải trả tiền mặt trước mới giao hàng làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của Công ty. Song cũng có những Công ty khi hàng hóa khan hiếm thì họ tăng giá bán, giảm chất lượng hàng hóa và cắt giảm chương trình khuyến mãi, dịch vụ đi kèm, … làm cho Công ty tổn thất không nhỏ. Vì vậy, Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp khác nhau, mỗi nhà cung cấp chỉ nên cung cấp một mặt hàng tránh trường hợp bị ép giá gây thiệt hại cho Công ty.
CHƯƠNG 5