- Bên cạnh đó, do không có mặt bằng sẵn nên Công ty phải tốn thêm khoảng chi phí để thuê mặt bằng.
MÌ THIÊN HƯƠNG CHÊNH LỆCH 2007/
2007/2006 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng Cần Thơ 5.907.585 7.150.276 1.242.691
Kiên Giang 1.197.218 1.707.159 509.941
Hậu Giang 745.809 1.039.141 293.332
Qua bảngsố liệu trên ta thấy có sự chênh lệch rõ rệt về lượng sản phẩm tiêu thụ giữa các thị trường, phần lớn lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường Cần Thơ, kế đến là Kiên Giang và Hậu Giang. Cụ thể: sản lượng mì Thiên Hương tiêu thụ tại Cần Thơ năm 2007 là 7.150.276 gói tăng so với năm 2006 là 1.242.691 gói còn thị trường Kiên Giang sản lượng tiêu thụ mì Thiên Hương năm 2007 là 1.707.159 gói tăng 509.941 gói so với năm 2006 và cuối cùng là thị trường Hậu Giang sản lượng mì Thiên Hương năm 2007 là 1.039.141 gói tăng so với năm 2006 là 293.332 gói. Nguyên nhân sản lượng tăng mạnh ở thị trường Cần Thơ là do số lượng dân cư tăng lên, kèm theo do giao thông thuận tiện vận chuyển dễ dàng và do mì Thiên Hương có giá bán rẻ nhất so với những sản phẩm cùng loại như: mì hảo hảo, mì Aone … còn đối với thị trường Kiên Giang và Hậu Giang thì sản lượng tiêu thụ mì Thiên Hương không bằng thị trường Cần Thơ là do đường xá đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa dẫn đến làm tăng chi phí vận chuyển và do người dân có thói quen dùng gạo nên làm cho sản lượng tiêu thụ còn khiêm tốn.
Nhìn chung, sản lượng mì Thiên Hương qua hai năm đều tăng ở các thị trường. Đặc biệt tăng mạnh là ở thị trường Cần Thơ và tăng chậm so với hai thị trường Kiên Giang và Hậu Giang. Ngoài những nguyên nhân trên một phần là do, đối thủ cạnh tranh mới đã nhảy vào nên đã chia sẻ bớt thị phần với Công ty tại 2 tỉnh này, không chỉ đối với mặt hàng mì Thiên Hương mà còn cả dầu ăn Meizan và bột giặt Net. Trong những năm sắp tới, Ban lãnh đạo Công ty cần có biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các chính sách ưu đãi đối với khách hàng, đặc biệt là đối với hai thị trường này nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
4.3.6.2.Tình hình sản lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan giai đoạn (2006-2007)
Bảng 21: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ DẦU ĂN MEIZAN THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2007)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Tương tự như sản phẩm mì Thiên Hương, lượng tiêu thụ của dầu ăn Meizan cũng có sự chênh lệch khá rõ giữa các thị trường. Năm 2007 lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan tại thị trường Cần Thơ là 141.056 chai tăng 33.866 chai so với năm 2006, còn thị trường ở Kiên Giang sản lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan năm 2007 là 33.677 chai tăng so với năm 2006 là 11.954 chai và thị trường Hậu Giang sản lượng tiêu thụ dầu ăn Meizan năm 2007 là 20.501 chai tăng so với năm 2006 là 6.968 chai. Nguyên nhân tăng mạnh ở thị trường Cần Thơ là do một phần dân số tại Cần Thơ ngày càng tăng do Cần Thơ là đô thị loại một trực thuộc Trung Ương đã thu hút nhà đầu tư xây những khu đô thị mới như: Nam sông Cần Thơ và các nhà hàng,
khách sạn ngày càng mọc lên đã lôi kéo một số lượng lớn người dân đến đây sinh sống làm cho sản phẩm dầu ăn Meizan được tiêu thụ mạnh hơn, một phần là do mức sống của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nên họ đã thay thế mỡ bằng dầu ăn để bảo vệ sức khỏe của họ. Còn đối với hai thị trường Kiên Giang và Hậu Giang nguyên nhân đã được lý giải ở trên là do đối thủ cạnh tranh mới chia sẻ thị phần tại hai thị trường này. Tuy vậy, lượng tiêu thụ của mặt hàng dầu ăn Meizan ở hai thị trường này không những không sụt giảm mà còn tăng nhẹ, điều
THỊ TRƯỜNG DẦU ĂN MEIZAN
CHÊNH LỆCH 2007/2006 2007/2006 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng
Cần Thơ 107.190 141.056 33.866
Kiên Giang 21.723 33.677 11.954
Hậu Giang 13.533 20.501 6.968
này có được là do Công ty đã cố gắng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, giữ uy tín và có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.