Đánh giá công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach.doc (Trang 46)

2001.Trong đó quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung của thoả ước gồm 7 chương và 20 điều.

 Chương 1: Những quy định chung.

 Chương 2: Lao động và đảm bảo việc làm.  Chưong 3: Thời gian lao động và nghỉ ngơi.  Chương 4: Tiền lương và sử dụng lợi nhuận.

 Chương 5: Các bảo đảm xã hội cho người lao động.  Chương 6: Giải quyết tranh chấp lao động.

 Chương 7: Điều khoản thi hành.

Những điều khoản chính trong thoả uớc bao gồm các điều khoản về:  Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho người lao động.

Trong đó Công ty sẽ đảm bảo việc trả lương người lao động đủ và đúng thời hạn. Công ty phụ cấp cho người lao động số tiền ăn trưa là 3.000 đồng/ người…

 Việc làm và đảm bảo việc làm cho người lao động.

 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi: người lao động sẽ làm việc 8h/ngày và 48h/tuần…

 Bảo hiểm xã hội: tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được đóng bảo hiểm xã hội, trong đó bảo hiểm xã hội được tính trên khoản tiền lương và tiền phụ cấp mà người lao động nhận được (20% trong đó Công ty nộp 15% , người lao động nộp 5%)

 Điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động.

4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FORMACH. FORMACH.

Nhìn chung công tác Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach chưa được chú trọng, một số hoạt động của Quản trị nhân sự có được thực hiện nhưng không triệt để nên không có sự bổ xung, phối hợp giữa các hoạt động với nhau. Cụ thể như hoạt động phân tích công việc không được thực hiện nên

hoạt động đánh giá thực hiện công việc không được tốt bởi không có căn cứ đánh giá. Hoạt động đánh giá thực hiện công việc không tốt, nên hoạt động thù lao lao động (trả công người lao động) không phát huy được hiệu quả đúng như công tác Quản trị nhân sự mong đợi.

Sau khi đã phân tích những hoạt động của Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach, em xin đưa ra những mặt được và chưa được như sau:

4.1 Những mặt đã đạt được

- Công ty cổ phần Formach đã ký kết được thoả ước lao động tập thể, đây là một cơ sở pháp lý quan trọng căn cứ vào đó để giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc những người lao động với nhau.

- Về hoạt động kế hoạch hoá nguồn nhân lực: hoạt động này đã được công ty thực hiện trong việc xác định cầu nhân lực trong năm tiếp theo dựa trên số người về hưu trong năm hiện tại, và số người vê hưu trong năm kế tiếp.

- Về hoạt động tuyển mộ và tuyển chọn: hiện nay công tác này vẫn đáp ứng được nhu cầu tuyển chọn của công ty. Các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc luôn đủ người để đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực chủ yếu là con em cán bộ công nhân viên trong Công ty. Điều này tạo sự tin tưởng, gắn bó với công ty và sự đoàn kết tập thể giữa người lao động với nhau.

- Về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: công ty cổ phần Formach đã ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển. Việc đào tạo và phát triển cúng chính là xây dựng những hạt nhân, nòng cốt những cán bộ chủ chốt trong tương lai của công ty.

- Về thù lao lao động: công ty đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động này, thu nhập của người lao động được nâng lên qua từng năm góp phần vào việc cải thiện đời sống của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Các

khoản tiền lương cũng luôn được công ty trả đủ, trả đúng hạn cho ngưòi lao động.

4.2 Những mặt còn tồn tại

- Về hoạt động phân tích công việc: không được thực hiện tại Công ty cổ phần Formach, cụ thể là Công ty chưa có bảng mô tả công việc, bảng yêu cầu thực hiện công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Điều này sẽ gây khó khăn cho người làm công tác Quản trị nhân sự trong việc thực hiện các hoạt động của Quản trị nhân sự sau này.

- Về hoạt động kế hoạch hoá nguồn nhân lực: hoạt động này chỉ được thực hiện một phần đó là xác định nhu cầu nhân lực trong năm tiếp theo bằng phương pháp trực quan. Cân đối cung cầu không được thực hiện. Việc kế hoạch hoá nguồn nhân lực chưa tốt thì công ty sẽ không có nguồn nhân lực để có thể sử dụng linh hoạt đáp ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trên kế hoạch, mục tiêu đã chọn.

- Về hoạt động tuyển mộ và tuyển chọn: quá trình tuyển mộ, tuyển chọn hết sức đơn giản. Công ty chưa xây dựng một phương pháp tuyển mộ, tuyển chọn rộng rãi, nguồn tuyển mộ, tuyển chọn là thu hẹp cục bộ. Quá trình tuyển mộ, tuyển chọn chủ yếu là con em cán bộ trong công ty (khoảng 70% trong tổng số lao động tuyển mới) tức là dựa trên mối quan hệ quen biết. Như vậy sẽ nảy sinh ra những tiêu cực, thiếu tính khách quan trong quá trình tuyển mộ, tuyển chọn.

- Về hoạt động đánh giá thực hiện công việc: công việc này được thực hiện lẻ tẻ, manh mún. Bởi vì chỉ thực hiện đánh giá với những cá nhân tới thời hạn lên lương mà chưa có một hệ thống đánh giá toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phương pháp đánh giá là bình bầu và biểu quyết chưa thật tối ưu vì phương pháp này chỉ cho ta biết người bị đánh giá có đạt và không đạt hay không, chứ không cho chúng ta biết người bị đánh giá thực hiện công việc là

bao nhiêu, như thế nào so với những người bị đánh giá khác. Qua việc phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc tại phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế hoạch và đầu tư có 53,4% những người được hỏi muốn được đánh giá 1 năm 1 lần, 53% số người được hỏi cho rằng phương pháp đánh giá hiện nay là không công bằng, 60% cho rằng nên áp dụng phương pháp đánh giá khác. Trên đây là kết quả phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc, để hoạt động này thựuc sự có hiệu quả Công ty cần tham khảo, hoàn thiện hoạt động đánh giá của mình.

- Về hoạt động đào tạo và phát triển: công việc này được thực hiện không đồng bộ bởi vì đa phần cán bộ công nhân viên trong công ty là những viên chức chuyển từ cơ chế cũ sang chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc thực tế, đáng lẽ họ phải được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhưng công tác này được thực hiện với chỉ một số ít như vậy hiệu quả sẽ không cao.

- Về thù lao lao động: hiện tại việc phân phối thu nhập của các cán bộ công nhân viên trong công ty chưa được dựa trên những căn cứ khoa học, thêm vào đó hệ số lương được tính theo thâm niên công tác, những điều này dẫn tới một không khí căng thẳng trong công ty, khó làm người lao động cảm thấy có động lực để phấn đấu.

4.3 Nguyên nhân tồn tại

Nhìn chung các tồn tại trong công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach là do một số nguyên nhân sau:

1. Công ty cổ phần Formach là một công ty nhà nước chuyển từ cơ chế cũ sang. Đa phần cán bộ công nhân viên trong công ty là những người được đào tạo trong thời kỳ bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế mới gặp nhiều bỡ ngỡ, cách nghĩ cách làm của họ chưa thật mạnh dạn, vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế cũ.

2. Cơ cấu tổ chức của công ty khá phức tạp, rất khó trong việc đánh giá và quản lý người lao động. Hầu hết việc đánh giá cán bộ công nhân viên tại các đơn vị trực thuộc đều do các phòng ban tại đơn vị đó đánh giá, mà tại các đơn

vị này hầu hết chưa được đầu tư nhiều về công tác quản trị nhân sự do việc đánh giá là thiếu chính xác, mang tính chủ quan do đó rất khó trong việc thực hiện công tác thuyên chuyển nhân viên, phân phối lại nguồn nhân lực phù hợp để tránh lãng phí nguồn lực.

3. Công ty hiện đang sản xuất và kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau, điều này cũng gây khó khăn rất nhiều trong việc phân công công tác tại công ty, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nó khiến cho công ty phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm có thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc, nhất là những công việc đòi hỏi công nghệ cao.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FORMACH

1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FORMACH TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong kế hoạch giai đoạn phát triển 2005-2010 công ty đã đề ra kế hoạch phát triển cụ thể như sau:

1. Củng cố và phát triển dần tiến tới phát triển ổn định về các mặt của công ty như doanh thu, lợi nhuận, cơ sở hạ tầng, người lao động mức tăng trưởng đều và ổn định.

2. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ sang Iran, Nêphan, Myanma, Lào… Đẩy mạnh xuất khẩu Pallet sang thị trường Nhật Bản. Tiếp tục tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới.

3. Nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, ngày một cải tiến hơn chế độ đãi ngộ thông qua tiền lương, tiền thưởng để kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc.

4. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo của công ty đủ năng lực, trình độ có tâm huyết để thực sự là đầu tầu gương mẫu nhiệt tình để thực sự phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của cơ chế quản lý kinh tế mới.

5. Chấn chỉnh hoạt động của các phòng ban chức năng với yêu cầu đồng bộ, đoàn kết nhằm thực hiện mục tiêu chung, tạo điều kiện thuận lợi cho các

đơn vị trực tiếp kinh doanh. Nâng cao vai trò quản lý một cách chặt chẽ, có hiệu quả.

6. Kiện toàn công tác quản lý tài sản tiền vốn, với mục tiêu quản lý chặt chẽ về vốn để tránh thất thoát nhưng phải đảm bảo thông thoáng cho kinh doanh. Xây dựng các quy định về sử dụng vốn, về mua sắm và sử dụng tài sản công cụ lao động.

7. Mạnh dạn đầu tư đào tạo lực lượng cán bộ trẻ có phẩm chất, có năng lực và trình độ chuyên môn để thực sự nhận những trọng trách của công ty.

8. Thực hiện tốt thoả ước lao động theo bổ xung và ký kết hàng năm giữa đại diện sử dụng lao động với công đoàn. Đảm bảo quyền lợi, chế độ của người lao động theo quy định, theo thoả ước.

9. Phối hợp cùng ban chấp hành công đoàn công ty phát động và tổng kết các phong chào thi đua, tuyên dương khen thưởng kịp thời với những tích cực sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, nghiêm khắc với những trường hợp cố tình vi phạm nội quy, quy chế đã đề ra.

10. Đẩy mạnh hoạt động dân chủ trong công ty, đưa sinh hoạt dân chủ thường xuyên hàng tháng để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia vào việc xây dựng, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, vào công việc điều hành và quản lý công ty.

11. Tập trung kiện toàn cơ chế quản lý theo hướng giao quyền chủ động cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh phân chia quyền lợi theo nguyên tắc phân phối theo lao động.

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FORMACH.

2.1 Xây dựng chương trình phân tích công việc.

Hoạt động phân tích công việc tại Công ty cổ phần Formach không được thực hiện. Hiện công ty vẫn chưa có bản mô tả công việc, bảng yêu cầu thực hiện công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đây là một thiếu sót của hoạt động quản trị nhân sự. Vậy để hoạt động này được thực hiện có hiệu quả

Công ty cần tiến hành phân tích các chức danh công việc của toàn Công ty. Các chức danh công việc cụ thể là:

Biểu số9 : Các chức danh công việc tại công ty cổ phần Formach Chức danh công việc

Đơn vị Lao động gián tiếp Lao động

trực tiếp Ban giám đốc Tổng giám

đốc Phó tổng giám đốc(3) Phòng tổ chức hành chính Trưởng, phó phòng Nhân viên (10) Bảo vệ (16) Lái xe Phòng kế toán tài chính Kế toán trưởng Kế toán viên (11) Phòng kế hoạch đầu tư Trưởng, phó phòng Nhân viên (10) Lái xe Phòng kỹ thuật- KCS Trưởng, phó phòng Nhân viên (9) Phòng kinh

doanh nội địa

Trưởng, phó phòng Nhân viên (3) Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I và II Trưởng, phó phòng Nhân viên (13) Các xí nghiệp trực thuộc Giám, phó giám đốc xí nghiệp Nhân viên (29) Công nhân (348) Chi nhánh Formach tại HN và TP HCM Giám đốc, phó giám đốc chi Nhân viên (27)

nhánh

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Formach)

Để hoạt động phân tích công việc được thực hiện có hiệu quả Công ty nên tiến hành theo trình tự sau:

a. Xây dựng một tổ phân tích công việc: Gồm 5 người, tổ phân tích này có

thể là những người có kinh nghiệm lâu năm, am tường về công việc, có uy tín và có khả năng thực hiện tốt các công việc được giao. Những thành viên tham gia vào quá trình phân tích công việc có thể gồm giám đốc, trưởng các phòng ban và các đơn vị chức năng, các cán bộ cũng như các công nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Công việc của nhóm phân tích công việc gồm:

(1) Xây dựng bảng công việc cho bất kỳ loại lao động nào dù đó là lao động trực tiếp hay gián tiếp, phải nêu được tên công việc những trách nhiệm, nhiệm vụ, điều kiện làm việc và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện công việc.

(2) Xây dựng bảng yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Đó là các yêu cầu mà người thực hiện công việc phải có được như kiến thức, trình độ học vấn, trình độ lành nghề cần phải có, ngoại ngữ, tin học, sức khoẻ, kinh nghệm làm việc…

(3) Xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc: là một tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các yêu cầu về số lượng, chất lượng về sự hoàn thành các nhiệm vụ trong bảng mô tả công việc.

(4) Xác định chu kỳ phân tích công việc sao cho đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công việc hiện tại và phù hợp với khả năng tài chính của Công ty.

(5) Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin: yêu cầu phải thu thập thông tin nhanh, chính xác với chi phí trong khuôn khổ cho phép.

b. Công ty cần lập một tổ công tác, đánh giá hoạt động phân tích công việc của nhóm phân tích: để kiểm tra độ tin cậy các thông tin mà nhóm phân

tích đưa ra. Nhóm này có thể là giám đốc, trưởng, phó phòng, công nhân viên có kinh nghiệm hoặc chủ tịch công đoàn.

Hoạt động phân tích công việc đòi hỏi phải được Công ty tiến hành phân tích tất cả các chức danh công việc hiện có trong Công ty. Sau đây là một ví dụ về hoạt động phân tích công việc:

Phân tích công việc cho chức danh công việc trưởng phòng Kế hoạch và đầu tư Công ty cổ phần Formach.

 Phương pháp được sử dụng để tiến hành thu thập thông tin là bản câu hỏi thực hiện công việc . Bản câu hỏi này được tiến hành tại phòng Kế hoạch và đầu tư và phòng Tổ chức hành chính công ty cổ phần Formach với số người

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach.doc (Trang 46)

w